Ở nơi đây,ămhọcmớiởnhữngngitrườngđặcbiệlens – lyon các em được hòa mình vào tập thể, không những được học chữ, mà còn được rèn luyện đạo đức và được học để trở thành những con người có ích cho xã hội.
Với sự tận tâm của các thầy, cô Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, các em được dạy dỗ thành những học trò ngoan, có thể hòa nhập tốt với cộng đồng.
Mái nhà chung của học trò khiếm khuyết
Là ngôi trường được xem là khá đặc biệt trên địa bàn tỉnh, bởi ở đây các em học sinh đều mang một phần khiếm khuyết trên cơ thể. Không chỉ là nơi dạy các em biết từng cái chữ, Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh nhiều năm qua, còn là nơi để các em học được các kỹ năng tự phục vụ cho mình. Chị Trần Thị Trúc Ly, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, có con đang học tại trường, bộc bạch: “Con tôi năm nay đã 8 tuổi, nhưng cháu không nghe, không nói chuyện được như những đứa trẻ bình thường. Ở nhà cháu hiếu động lắm, nên rất khó giữ, bởi vậy khi biết có Trường Dạy trẻ khuyết tật, tôi mới lên làm hồ sơ xin cho cháu theo học. Do cháu mới vào học lớp 1, không yên tâm, nên tôi cũng lên đây thuê nhà trọ ở gần trường để trông coi cháu, rồi bán vé số kiếm thêm thu nhập. Tuy mới được vài tuần, nhưng giờ cháu đã ngoan hơn, tôi cũng thấy vui trong lòng”.
Số lượng học sinh ở trường khoảng 43 em, nhưng việc giảng dạy cho học sinh khuyết tật là chuyện không hề dễ dàng đối với các thầy cô nên cả thầy và trò đều gian nan trên hành trình tìm con chữ. Ông Trần Văn Thiên, Hiệu trưởng Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, cho biết: “Không giống như học trò ở các trường tiểu học khác, các em ở đây đa phần là không thể nói và nghe được. Cách dạy của các cô, các thầy của trường chủ yếu bằng ngôn ngữ ký hiệu là nhiều. Đâu phải lúc nào các em cũng chịu học, nhất là các em mới vào lớp 1, nên ngoài dạy các thầy, cô còn phải kèm cặp để các em ngoan hơn. Khi học ở trường, các em được tiếp xúc với những bạn bè có hoàn cảnh giống mình, nên sau thời gian học các em không còn e dè, nhút nhát, mà trở nên mạnh dạn, tự tin và ngoan hơn”. Thông thường, học sinh lớp 1 của Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh phải học 2 năm mới có thể lên lớp được. Do các em hiếu động, nên phải mất khoảng 1 học kỳ I các em mới có thể quen với chương trình học.
Cùng học tập, cùng phấn đấu
Khác với các ngôi trường THPT khác trên địa bàn, năm học mới ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh, thị xã Long Mỹ, luôn đọng lại nhiều cảm xúc trong lòng mỗi học sinh nơi đây. Đó là cảm giác nhớ nhà, cảm giác háo hức khi được học tập ở một môi trường mới, em Danh Hoàng Khải, học sinh lớp 12A của trường, nói: “Nhớ lại những ngày đầu, khi phải sống xa gia đình, em cũng như các bạn thấy buồn, thấy nhớ gia đình lắm. Ở trường, tụi em không chỉ được học chương trình phổ thông, mà còn được học và tìm hiểu về các nét văn hóa của dân tộc mình nữa. Gia đình em rất khó khăn, nên khi được theo học ở trường, đã giúp cho gia đình em phần nào bớt đi được gánh nặng cho em đến trường”. Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh chỉ dạy cho học sinh đồng bào dân tộc. Học sinh ở đây đa phần đều ở xa đến học.
Ngoài chương trình học như các trường THPT, học sinh học ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh còn được học tiếng dân tộc và tham gia các hoạt động tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Trường hiện có 5 lớp, với 150 học sinh dân tộc đăng ký theo học. Ông Sơn Ngọc Thành, Phó Hiệu trưởng nhà trường, tâm sự: “Mấy năm nay, học sinh dân tộc theo học ở trường, cũng ít dần. Do các hộ gia đình đồng bào dân tộc không sống tập trung, mà rải rác ở khắp các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, nên cũng phần nào gây khó khăn cho nhà trường trong công tác tập trung học sinh đến trường. Do các em học, ăn và ở lại tại trường, vì vậy công tác quản lý rất cực. Rất mừng là các em đều rất hòa đồng, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, khi theo học tại trường đã nỗ lực để học tập thật tốt”.
Còn ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Him Lam, huyện Châu Thành A, nhìn các em cùng sinh hoạt, cùng vui chơi và học tập, mới thấy được mọi khoảng cách dường như không hề có, nhưng điểm trường này cũng có những khác biệt so với Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh. Ông Nguyễn Quang Sơn, Phó Hiệu trưởng nhà trường, tâm sự: “Ở trường, số lượng học sinh dân tộc chỉ chiếm 6% trong tổng số học sinh của trường. Bên cạnh dạy chương trình THCS cho các em, nhà trường còn có các tiết dạy tiếng dân tộc và hàng tuần đều tổ chức cho các em sinh hoạt văn hóa dân tộc, lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống... Mặt khác, để nâng cao chất lượng học tập vào các buổi tối trong tuần, các em sẽ được học tăng tiết với các môn toán, Anh văn... Tuy ở trường có học sinh Khmer và cả học sinh người Kinh, nhưng ở đây trước giờ học sinh rất hòa đồng, các em không có sự kỳ thị hay khoảng cách với nhau”.
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Him Lam có 2.085 học sinh, trong đó có 122 học sinh dân tộc đang theo học. Không chỉ được hỗ trợ chi phí ăn, ở và học tập, các phòng học dành để giảng dạy cho học sinh dân tộc còn được trang bị các màn hình lớn để giúp các em được tiếp cận với công nghệ thông tin.
Khi tiếng trống trường báo hiệu năm học mới vang lên, cũng là lúc những người thầy, người cô lại miệt mài hơn với công tác giảng dạy. Tin rằng, dù ở bất cứ ngôi trường nào với sự nỗ lực không ngừng, các trường sẽ gặt hái được nhiều thành tích hơn nữa.
Bài, ảnh: AN NHIÊN