【kết quả giải úc】Giải bài toán cân đối tài chính quốc gia trong bối cảnh Covid
Đảm bảo cân đối tài chính quốc gia là bài toán đặt ra rất nhiều thách thức với “người giữ tay hòm chìa khóa” của quốc gia.
Áp lực thu giảm,ảibàitoáncânđốitàichínhquốcgiatrongbốicảkết quả giải úc chi tăng do Covid-19
Theo số liệu báo cáo của ngành Tài chính, bên cạnh các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển như thường lệ, năm 2020 và 8 tháng đầu năm 2021, ngân sách nhà nước (NSNN) đã phải gánh thêm nhiều khoản chi rất lớn.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, theo Bộ Tài chính, NSNN đã 18,8 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Ngoài ra, từ tháng 7/2021 đến nay, các địa phương đã chi 760 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.
Trước diễn biến phức tạp và khó lường của dịch Covid-19, trong những tháng cuối năm 2021 dự báo sẽ còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức. Nhà nước sẽ phải tiếp tục tăng cường chi ngân sách cho mặt trận phòng chống dịch tùy theo những diễn biến mới của dịch bệnh. Nếu không sớm kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế và thu, chi NSNN trong thời gian tới.
Áp lực chi tăng, trong khi đó, nguồn thu ngân sách ngày càng giảm. Kể từ khi thực hiện chủ trương giãn cách xã hội trong phòng chống dịch Covid-19, các doanh nghiệp (DN) đã bị ảnh hưởng nặng nề. Rất nhiều DN, cơ sở sản xuất kinh doanh gặp khó, giảm doanh thu hoặc không có doanh thu, hàng loạt DN lâm vào tình trạng thua lỗ nặng phải hoạt động cầm chừng hoặc phá sản, đặc biệt là các DN thuộc các lĩnh vực: giao thông vận tải, du lịch, khách sạn và các dịch vụ khác.
|
Theo Tổng cục Thuế, mặc dù số thu ngân sách từ thuế 7 tháng đầu năm 2021 đạt khá cả về tiến độ và tốc độ so với mức thực hiện cùng kỳ những năm gần đây; tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại từ cuối tháng 4 đến nay, thu thuế phí nội địa từ mức tăng 15,9% ở thời điểm tháng 4, đến tháng 6 chỉ còn tăng 5,6%, tháng 7 ước giảm 10,4%. Thu NSNN trong 7 tháng đầu năm đạt khá chủ yếu do tình hình kinh tế hồi phục từ những tháng cuối năm 2020 duy trì cho đến nửa đầu năm 2021 và tăng thu đột biến từ một số nguồn thu do được hưởng lợi từ các chính sách tài khóa, tiền tệ mà Chính phủ đã triển khai thực hiện trong năm 2020, trong đó một số ngành tăng trưởng khá như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô...
Mặc dù số thu 7 tháng năm 2021 đạt khá cả về tiến độ và tốc độ so với mức thực hiện cùng kỳ những năm gần đây, tuy nhiên, diễn biến thu qua các tháng đang có xu hướng giảm dần và đặc biệt giảm nhanh từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại từ cuối tháng 4/2021 đến nay: thu thuế phí nội địa từ mức tăng 15,9% ở thời điểm tháng 4, đến tháng 6 chỉ còn tăng 5,6%, tháng 7 ước giảm 10,4%.
Chủ động, linh hoạt cân đối các nguồn thu - chi
Trước diễn biến phức tạp và khó lường của dịch Covid-19, trong những tháng cuối năm 2021 dự báo sẽ còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức. Nhà nước sẽ phải tiếp tục tăng cường chi ngân sách cho mặt trận phòng chống dịch, trong khi nguồn thu giảm, áp lực cân đối NSNN đã nặng nề lại càng nặng nề hơn. Để thực hiện “mục tiêu kép” cho những tháng cuối năm là: vừa tập trung phòng chống dịch hiệu quả, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, Nhà nước mà trực tiếp là ngành Tài chính cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp.
Một là: Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ DN đã được Nhà nước ban hành như chính sách gia hạn, miễn, giảm tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất cho DN và người dân theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP, Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội... nhằm tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời những khó khăn cho DN và người dân, hồi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Đây là một nhiệm vụ quan trọng vì việc hỗ trợ DN chính là để duy trì và nuôi dưỡng nguồn thu nên bằng mọi giá không để DN bị phá sản hàng loạt.
Hai là: Tăng cường quản lý thu, đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế. Qua đó, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý thu hiệu quả. Chú trọng chống thất thu thuế ở những vùng, lĩnh vực không bị tác động bởi đại dịch Covid-19, thậm chí được hưởng lợi, có điều kiện phát triển hơn như lĩnh vực sản xuất khẩu trang, thiết bị vật tư y tế, ngành nghề thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, kinh doanh trên nền tảng số phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định (đặc biệt là các tổ chức nước ngoài lớn như Facebook, Google, Youtube, Netflix...)...
Ba là: Tăng cường quản lý chi tiêu ngân sách, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả; thực hiện cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, đặc biệt là các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài…
Bốn là: Chủ động, linh hoạt trong việc cân đối, đảm bảo đầy đủ nguồn lực NSNN và huy động tài trợ đóng góp tự nguyện từ cộng đồng DN, người dân trong và ngoài nước cho hoạt động phòng chống dịch Covid-19 như mua vắc-xin, các loại vật tư y tế… nhằm chia lửa với NSNN, đồng thời tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia để ứng phó kịp thời các tình huống đột xuất, cấp bách có thể xảy ra.TS. Nguyễn Văn Hiến (Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Tài chính - Marketing).
Tình trạng khó khăn có thể kéo dài cả sang năm 2022 Sau gần 2 năm gồng mình chống dịch Covid-19 với rất nhiều các khoản chi phục vụ cho nhiệm vụ này nên đã dồn áp lực cân đối ngân sách quốc gia. Chưa dừng lại ở đó, do tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường nên trong thời gian tới, Nhà nước vẫn phải tiếp tục đảm bảo nguồn tài chính để chi cho nhiệm vụ phòng chống dịch, vì vậy dự báo tình hình tài chính ngân sách quốc gia sẽ còn nhiều khó khăn thách thức hơn nữa trong những tháng cuối năm 2021 và có thể kéo dài cả sang năm 2022. Gần đây nhất, giữa tháng 9/2021, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng đề án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến xem xét, quyết định và ban hành Nghị quyết về một số giải pháp nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Theo đó, nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân từ nay đến hết năm 2021 đã được đưa ra. Đáng kể nhất là chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các DN hoạt động trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 như vận tải; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; hoạt động xuất bản; điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc… Các DN này được giảm tới 30% mức thuế suất thuế GTGT. Chính phủ cũng đề xuất thực hiện miễn số thuế phải nộp của quý III và quý IV/2021 của các hộ và cá nhân kinh doanh. Dự kiến sẽ có khoảng 1,4 triệu hộ, cá nhân kinh doanh được hưởng chính sách hỗ trợ này, số tiền giảm thu NSNN khoảng 8.800 tỷ đồng…. Theo tính toán của Bộ Tài chính, tính chung việc thực hiện các gói giải pháp trên có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 21.300 tỷ đồng… Nhu cầu chi ngân sách thì nhiều, nguồn thu thì giảm, những số liệu này đã nói lên những áp lực và khó khăn trong nhiệm vụ cân đối tài chính ngân sách của ngành Tài chính trong thời gian tới. |
TS. Nguyễn Văn Hiến - (Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Tài chính - Marketing)
-
Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8Sôi nổi Chung kết Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 202430 phút với “quý ông lịch lãm” BMW X2Tháng 7, ô tô nhập khẩu chiếm 1/3 sản lượng cả nướcBắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn5 siêu xe huyền thoại đáng để sở hữuFord không thèm chấp Tesla trong cuộc chiến xe bán tảiHú hồn cảnh xe container đổ nghiêng suýt đè bẹp xe conKhởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sảnTháng 8, cơ hội mua xe Kia với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn
下一篇:Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- ·Phanh tay điện tử ô tô có thể sử dụng thay thế phanh chân?
- ·Tuấn Hưng, Tùng Vàng hội ngộ cùng loạt siêu xe nổi bật phố Hà Nội
- ·Top 10 siêu xe có tốc độ nhanh nhất thập kỷ này
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Triệu hồi 348.000 xe Honda CR
- ·Xe ô tô đang chạy bất ngờ cửa mở làm rơi bé trai ra đường
- ·Huyndai rót vốn 35 tỷ USD để phát triển các công nghệ tự động mới
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Đại gia Dương 'Kon' tậu Lamborghini Urus giá vài chục tỷ
- ·Đối thủ của EcoSport, Hyundai Kona trình làng với nhiều trang bị hiện đại, động cơ tiên tiến
- ·Công nghệ rửa xe không chạm sẽ thay thế rửa xe truyền thống?
- ·"Đinh Rú
- ·Siêu xe thể thao như sắt vụn 'hét' giá gần 50 triệu
- ·Triệu hồi xe Mitsubishi Xpander để thay thế bơm xăng sau lỗi hụt hơi khi tăng tốc
- ·Giá ô tô cuối năm, không năm nào như năm nay
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Hệ thống cảnh báo trước va chạm trên ô tô hoạt động như thế nào?
- ·Cô gái hở hàng, lộ hàng chụp hình tại Vietnam Motor Show 2019
- ·Top 10 mẫu xe tương lai của thế giới
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Những sai lầm tai hại khi sử dụng ô tô cần tránh
- ·Xe bán tải gây náo loạn đường phố vì kiểu đi 'vẽ rồng'
- ·Nhập khẩu ô tô khởi sắc trong tháng “cô hồn”
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Siêu xe Việt Nam làm đẹp chuẩn bị hành trình Car&Passion 2018
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Tuấn Hưng, Tùng Vàng hội ngộ cùng loạt siêu xe nổi bật phố Hà Nội
- ·Hồi sinh ôtô cổ bằng động cơ hiện đại và hàng loạt công nghệ mới
- ·Ô tô vượt đèn đỏ, lao vào nhau, bay ra xa
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Ngắm phác thảo Royal Enfield Fury 650 “Flat Tracker“
- ·Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
- ·Solati iRICH, chuẩn mực mới về xe limousine do người Việt sáng tạo
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Những nơi bẩn nhất trong khoang cabin ôtô