Kinh tế Malaysia tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN Kinh tế châu Á đứng trước loạt thách thức Malaysia nhanh nhạy tích hợp AI và nền kinh tế Tân Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Quốc vương Malaysia Abdullah đã công bố chọn thủ lĩnh liên minh Hy vọng Anwar Ibrahim làm Thủ tướng thứ 10 của quốc gia Đông Nam Á này. Theo giới phân tích, chính quyền mới sẽ không có nhiều thời gian để ăn mừng mà phải ngay lập tức giải quyết một số thách thức kinh tế khó khăn mà quốc gia Đông Nam Á đang đối mặt.
Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự đó là Bộ trưởng Tài chính mới cần phải giám sát việc soạn thảo một loạt đề xuất mới cho Dự thảo Ngân sách 2023. Theo Ngân hàng Đầu tư RHB (RHB IB), kết quả bầu cử đã cho thấy cử tri không mấy ủng hộ Dự thảo Ngân sách liên bang được công bố vào ngày 7/10 và được coi là vô hiệu sau khi Quốc hội giải tán vào ngày 10/10. Với những diễn biến tình hình mới nhất, việc xây dựng Dự thảo Ngân sách 2023 của chính phủ mới sẽ mang tính khả thi cao hơn. RHB IB cho hay, mốc thời gian bàn thảo về ngân sách lý tưởng nhất là vào tháng 12, nhưng hiện tại điều này dường như không chắc chắn và phụ thuộc vào thời điểm thành lập Nội các mới.
Tiến sỹ Zokhri Idris, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chính trị và kinh tế Malaysia (PEACE), nhấn mạnh rằng việc thông qua Ngân sách 2023 là nhiệm vụ cấp bách nhất mà chính phủ mới phải hoàn thành. Đây còn là bài kiểm tra tín nhiệm đối với Thủ tướng Anwar Ibrahim sau khi thành lập chính phủ.
Vấn đề thứ hai là ứng phó với lạm phát – nhiệm vụ mà Thủ tướng Anwar đã nêu ra đầu tiên sau khi nhậm chức ngày 24/11. Giáo sư Shankaran Nambiar chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Malaysia (MIER), nhấn mạnh, vấn đề lạm phát với giá cả tăng cao và sức mua suy giảm là thách thức hàng đầu mà chính phủ mới cần giải quyết. Theo Ngân hàng Trung ương Malaysia, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Đông Nam Á này có thể lên tới 4,5% vào quý 3/2022. Cùng với đó, đồng ringgit (RM) đang mất giá so với đồng USD sẽ càng khiến áp lực xử lý vấn đề lạm pháp gia tăng.
Thách thức lớn thứ ba chờ đợi Chính phủ của Thủ tướng Anwar Ibrahim là thu hút đầu tư nước ngoài. Malaysia luôn dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài với các chính sách thân thiện với doanh nghiệp, chào đón đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Giáo sư Nambiar kỳ vọng chính phủ mới tiếp tục duy trì những chính sách đã mang lại lợi ích cho Malaysia trong nhiều thập kỷ. Ông nhấn mạnh, là một nền kinh tế nhỏ được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng trưởng định hướng xuất khẩu và FDI, chính phủ mới nên đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với Chính phủ của Thủ tướng Anwar Ibrahim, thành công hay thất bại trong việc vượt qua 3 thách thức kinh tế trọng yếu nêu trên có thể quyết định rất rõ liệu chính phủ đó thể duy trì sự lãnh đạo hết nhiệm kỳ 5 năm tới cũng như trong các cuộc bầu cử tiếp theo hay không.
顶: 85873踩: 9
【kèo tài xỉu 2.25】Những thách thức kinh tế đối với tân Chính phủ Malaysia
人参与 | 时间:2025-01-11 02:44:29
相关文章
- Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- Đề Toán vòng 1 thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên
- 4 học sinh Khánh Hoà đuối nước, có 2 người là chị em ruột
- Đảm bảo cấp điện ổn định trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5
- Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- Thủ tướng đồng ý áp dụng cơ chế đặc thù cho Nhà máy nhiệt điện Long Phú III
- Nhiệm vụ số 1 là đảm bảo đủ điện cho mùa nắng nóng 2016
- Không làm thất thoát, lãng phí trong thực hiện dự toán ngân sách 2023
- Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- Thi THPT quốc gia: Tránh nâng điểm, chấm thi trắc nghiệm 2019 khác 2018 thế nào?
评论专区