Bình Liêu là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn,ĐưachuyểnđổisốđếngầnvớingườidânmiềnnúiQuảban xep hang c2 tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 96%, kiến thức về công nghệ thông tin của người dân còn chưa đồng đều. Xác định rõ trong tiến trình chuyển đổi sốtoàn diện hiện nay, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng số cho người dân là hết sức quan trọng. Vì vậy, huyện đã có nhiều giải pháp cụ thể để đưa chuyển đổi số tới gần hơn với người dân.
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân là nhiệm vụ quan trọng, trước hết trong triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn, huyện Bình Liêu đã quan tâm công tác tuyên truyền trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội, Cổng thông tin điện tử, zalo… Thông qua các nền tảng số, huyện đã đăng tải nhiều tin, bài về các nội dung trong chuyển đổi số, như: Chuyển đổi số cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm; triển khai 2 nhóm TTHC liên thông; hướng dẫn cài đặt, tạo tài khoản ứng dụng số; chợ công nghệ 4.0; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Bình Liêu tích cực chuyển đổi số; đẩy mạnh cài đặt, kích hoạt và sử dụng công dân số VNeID; tăng cường ứng dụng chữ ký số cá nhân của công dân trong quá trình giải quyết TTHC… Cùng với đó, các nhóm zalo triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số từ cấp huyện, cấp xã đến cấp thôn, bản cũng duy trì hoạt động hiệu quả, thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, của huyện; các bài viết, thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số tới người dân. Qua đó, đã giúp người dân ngày càng thêm hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với đời sống kinh tế, xã hội.
Các đơn vị trực tiếp quản lý và vận hành các ứng dụng số phục vụ đời sống nhân dân như: BHXH huyện, Công an huyện cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, trực tiếp hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng số trên thiết bị di động như VssID (ứng dụng BHXH số), VNeID (ứng dụng lưu trữ giấy tờ cá nhân, định danh và xác thực điện tử). Đồng thời, duy trì Tổ công nghệ số cộng đồng tại 86/86 thôn, bản, khu phố trên địa bàn huyện để trực tiếp hướng dẫn theo hướng “cầm tay chỉ việc”, từng bước hình thành kiến thức, kỹ năng và thói quen sử dụng các ứng dụng số cho người dân.
Các Tổ công nghệ số cộng đồng với thành viên nòng cốt là cán bộ, ĐVTN, hội viên các tổ chức Hội… đã được tập huấn cơ bản các kiến thức, kỹ năng thiết yếu của chuyển đổi số đã và đang làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân các vấn đề liên quan đến ứng dụng CNTT; sử dụng mạng internet trong đời sống sinh hoạt và sản xuất; hướng người dân tiếp cận công nghệ số thông qua các hoạt động thiết thực như giao tiếp với đại diện chính quyền qua mạng xã hội, zalo, cách sử dụng các dịch vụ công trực tuyến…
Nhờ công tác tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai thực hiện tương đối tốt, chuyển đổi số đã và đang từng bước đi vào đời sống của người dân, đem lại nhiều tín hiệu tích cực. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 24.000 hồ sơ sức khỏe điện tử (đạt trên 70%) được tạo lập cho người dân để sử dụng trong khám chữa bệnh; gần 100% lượt khám chữa bệnh của người dân đã được áp dụng bệnh án điện tử và chia sẻ, kết nối liên thông dữ liệu với hệ thống dữ liệu BHYT; gần 97% người dân trưởng thành đã có điện thoại thông minh và cài đặt ứng dụng VNeID, sử dụng định danh điện tử mức độ 2… Toàn huyện có gần 8.500 tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử, đạt gần 34% và tỷ lệ này đang tiếp tục tăng lên; thói quen thanh toán không dùng tiền mặt bắt đầu được hình thành trong đời sống người dân.
Chia sẻ về nội dung này, đồng chí Phạm Đức Thắng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Bình Liêu, cho biết: Để chuyển đổi số tiếp tục được triển khai mạnh mẽ hơn và đạt những hiệu quả thiết thực hơn, huyện Bình Liêu tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về chuyển đổi số thông qua các hội nghị, hệ thống truyền thanh, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội...; duy trì chuyên mục về chuyển đổi số trên cổng thông tin điện tử, bản tin chuyển đổi số trên hệ thống truyền thanh. Huyện cũng tăng cường tập huấn chuyển đổi số cho cán bộ phụ trách CNTT; đăng ký các nội dung chuyển đổi số theo từng giai đoạn tới các cơ quan, đơn vị để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số có trọng tâm, trọng điểm, có kết quả đo đếm được trong từng ngành, lĩnh vực, đơn vị… Đồng thời, tập trung dồn nguồn lực ưu tiên triển khai các nội dung chuyển đổi số có tác động trực tiếp đến đời sống người dân, như cung cấp dịch vụ kết nối internet băng rộng cố định cho 100% khu dân cư trên địa bàn; hoàn thành chỉ tiêu trên 80% các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế; dịch vụ điện, nước, thu phí và lệ phí thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thành thực hiện cài đặt ứng dụng công dân số VNeID cho 100% người dân…
TheoSong Hà(Báo Quảng NInh)
顶: 71踩: 4475
【ban xep hang c2】Đưa chuyển đổi số đến gần với người dân miền núi Quảng Ninh
人参与 | 时间:2025-01-09 23:41:08
相关文章
- Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- Khởi tố vợ chồng Loan “cá” bảo kê các khu chợ ở Đồng Nai
- Vụ án Hồ Duy Hải được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm
- Truy tìm thanh niên mất tích bí ẩn ở Sài Gòn khi đi xin việc
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Cựu Tổng giám đốc VN Pharma không xin giảm án vẫn phải hầu tòa
- Bắt khẩn cấp cụ ông 75 tuổi sát hại người tình vì ghen ở Bạc Liêu
- Đang ngồi tù, Hà Văn Thắm và bóng hồng Oceanbank tiếp tục hầu tòa
- Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
评论专区