游客发表
发帖时间:2025-01-11 06:01:06
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023. Ảnh: TL |
3 làn sóng khoan thư
Một trong những nỗ lực rất cao để tìm ra động lực tăng trưởng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa chấp thuận đề nghị của Chính phủ và trình Quốc hội bổ sung nội dung xem xét việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) 6 tháng đầu năm 2024 vào đợt hai của Chương trình Kỳ họp thứ 6 diễn ra vào tuần tới.
Nếu Quốc hội đồng ý cho đề nghị này của Chính phủ, thì đây sẽ là làn sóng thứ 3 trong cao trào khoan thư sức doanh nghiệp kể từ sau đại dịch Covid-19. Làn sóng thứ nhất, Quốc hội đồng ý giảm thuế VAT để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022; làn sóng thứ hai từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Đánh giá về hai làn sóng này, Chính phủ cho rằng, chính sách giảm thuế VAT để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cùng với các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí khác đã tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.
Tính từ tháng 7 đến tháng 10/2023, chính sách giảm thuế VAT đã hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khoảng 15,6 nghìn tỷ đồng; góp phần giảm giá hàng hóa, dịch vụ, từ đó kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Điều này thể hiện ở tăng trưởng GDP quý II và quý III cao hơn quý I. Đồng thời, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều đặn tăng: tháng 7 tăng 7,1%, tháng 8 là 7,6%, tháng 9 là 7,5% và tháng 10 là 7%, chấm dứt đà suy giảm của chỉ số này kể từ tháng 1/2023. Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Yêu cầu tối thượng Nửa nhiệm kỳ qua, Quốc hội đã ban hành 37 luật, nghị quyết, làm cơ sở cho Chính phủ ban hành khoảng 264 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành khoảng 71 quyết định, đã tạo khung pháp lý thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, phải tập trung nguồn lực, sửa đổi, bổ sung các luật để khai thác tốt hơn các cơ hội, tạo động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ, đột phá thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, khôi phục, củng cố niềm tin, tạo luồng sinh khí mới cho môi trường kinh doanh. Đây là yêu cầu mang tính tối thượng, bắt buộc. |
Bởi vậy, dù 10 tháng qua, thu ngân sách đã giảm 9,2% so cùng kỳ năm ngoái và Chính phủ tính toán nếu giảm thuế VAT thêm 6 tháng đầu năm 2024, sẽ làm ngân sách nhà nước giảm thu 25 nghìn tỷ đồng, nhưng Chính phủ vẫn muốn tiếp tục thực hiện chính sách khoan thư vì đó chính là nền tảng căn bản tăng thu bền vững cho ngân sách nhà nước.
Càng lúc khó khăn càng là lúc cần khoan thư. Hiện tình hình kinh tế nhiều lĩnh vực đang khá cam go. 10 tháng năm 2023, số doanh nghiệp rời khỏi thị trường, hoặc tạm rời khỏi thị trường tăng đến 20% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất nhập khẩu vốn dĩ rất sôi động, thì nay kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 7,1%, nhập khẩu giảm 12,3%; thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 86,3% dự toán. Tăng trưởng cả năm dự báo chỉ đạt khoảng 5%. Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2023 tăng trưởng chỉ khoảng 4,7%, thấp hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia tăng khoảng 5%, Philippines 5,6%, Campuchia 5,5%.
Làm mới “cỗ xe” cũ
Tại sao lúc này phải đi tìm động lực tăng trưởng mới? Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc (TP. Hà Nội): “Các số liệu được Tổng cục Thống kê công bố và phát biểu của các đại biểu tại kỳ họp này đã cho thấy nền kinh tế của chúng ta đang rất khó khăn. Các con số về tăng trưởng GDP, về phát triển doanh nghiệp đều ở mức rất thấp trong lịch sử và các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế đã không phát huy được tác dụng như kỳ vọng”.
Ảnh minh họa |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) phân tích, một trong các động lực cho tăng trưởng là xuất nhập khẩu vẫn xuất siêu trong điều kiện xuất khẩu hàng hóa giảm thời gian qua đã góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, giảm bớt áp lực về ngoại tệ. Nhưng, căn nguyên của hiện tượng này là nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho sản xuất giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của xuất khẩu hàng hóa. Tới đây, tình hình xuất, nhập khẩu cũng sẽ khó được cải thiện.
Còn hơn một tháng trước, tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các diễn giả đều cho rằng ngoài nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ”, 3 động lực tăng trưởng chính là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều khó khăn, tăng trưởng thấp; cả ba “con ngựa” của “cỗ xe tam mã” này đều đang gặp “trục trặc”, thậm chí giảm tốc. Diễn đàn đều thống nhất và nhấn mạnh rằng, cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật để khuyến khích các thay đổi hành vi trong cả tiêu dùng, sản xuất và đầu tư.
Bên cạnh củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu, Diễn đàn cũng nhấn mạnh phải phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới, đặc biệt là các động lực như phát triển kinh tế số, tăng năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, nhất là cho chuyển đổi số một cách bền vững, an toàn, chuyển đổi năng lượng công bằng, thích ứng biến đổi khí hậu.
Tăng cường phối hợp với các quốc gia trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hiện có, hợp tác phát triển các chuỗi cung ứng có tính chất chiến lược, có tính đột phá, lan toả, nâng cao vị thế Việt Nam trong các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới đều đang cơ cấu lại các chuỗi cung ứng và dòng đầu tư cho riêng mình trong môi trường kinh tế đang rất bất định hiện nay.
“Chẩn bệnh” sát hơn Ghi nhận Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như đã liên tục 4 lần giảm mức lãi suất điều hành, triển khai hàng loạt các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm phí, lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước; giảm thuế giá trị gia tăng, giảm tiền thuê đất… nhưng đại biểu Quốc hội cho rằng, muốn phát huy hiệu quả các giải pháp thì “Chính phủ cần đánh giá toàn diện tình hình, "bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn" sát hơn, có những chính sách, giải pháp đủ mạnh, đảm bảo tính khả thi” - như ý kiến của đại biểu Trần Chí Cường (Đà Nẵng). Đại biểu Cường dẫn chứng, việc thực hiện Nghị quyết 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm với gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, một trong những chính sách được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về vốn- thì kết quả là không khả thi, tính đến nay giải ngân chỉ đạt 781 tỷ đồng, bằng 1,95%, còn “ế” hơn 39.000 tỷ đồng. Hay như tăng trưởng tín dụng đến tháng 9/2023 chỉ tăng 5,91% so với cuối năm 2022, nền kinh tế hiện đang "khát vốn" nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5 đến 2%/năm, nhưng lãi suất cho vay vẫn còn cao, biên độ giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động vốn bình quân còn lớn, cơ chế cho vay còn phức tạp. Đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) cũng nhận xét dù hệ thống ngân hàng đã “hào phóng” giảm lãi suất 4 lần liên tục, nhưng việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vẫn là rất khó. và khó vẫn là những điều kiện ràng buộc và thủ tục hành chính./. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接