【nằm mơ thấy chó đen】Thương mại điện tử bền vững vẫn là bài toán khó

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:54:09
Cần thiết xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về thương mại và vận tải xuyên biên giới Quảng bá hàng Việt,ươngmạiđiệntửbềnvữngvẫnlàbàitoánkhónằm mơ thấy chó đen sản phẩm xanh trên thương mại điện tử Tận dụng đòn bẩy thương mại điện tử để xuất khẩu
Hoạt động thương mại điện tử trở thành điểm nhấn nổi bật trong bức tranh thương mại của Việt Nam. 	Ảnh: ST
Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong giai đoạn tới. Ảnh: ST

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tổ chức Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024. Đáng chú ý, tại Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) 2024 đã đưa ra nhiều thông tin và con số đáng chú ý.

Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên thương mại điện tử vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. VECOM ước tính tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này tăng trên 25% so với năm 2022 và đạt 25 tỷ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng này cao hơn nhiều so với bức tranh tổng thể của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, ước tính GDP năm 2023 tăng 5,1% so với năm trước. Khu vực dịch vụ tăng 6,8%, trong đó ngành vận tải, kho bãi tăng 9,2%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,2%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,2%. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.232 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá ước đạt 4.859 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% tổng mức bán lẻ và tăng 8,6% so với năm trước.

Như vậy, thương mại điện tử chiếm khoảng 10% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, cao hơn mức 8,5% của năm 2022. Trong đó, tỷ lệ bán lẻ hàng hoá trực tuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hoá khoảng 8,8%, cao hơn tỷ lệ tương ứng 7,2% của năm 2022.

Sự phát triển nhanh của thương mại điện tử gắn liền với sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực liên quan. Trong vài năm gần đây dịch vụ thanh toán và hoàn tất đơn hàng tăng trưởng nhanh chóng với công nghệ hiện đại đã góp phần thúc đẩy thương mại điện tử nói chung và bán lẻ trực tuyến phát triển mạnh mẽ. Hoạt động xuất khẩu trực tuyến hình thức doanh nghiệp tới người tiêu dùng cuối cùng (B2C Cross Border Ecommerce) bước sang giai đoạn mới. Lĩnh vực công nghệ giáo dục tiếp tục tăng trưởng với những cơ hội thị trường mới. Đồng thời, sự tăng trưởng nhanh của lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến và gọi đồ ăn công nghệ đã tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt là phát sinh lượng lớn rác thải nhựa.

Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam được tổng hợp từ ba chỉ số thành phần, bao gồm nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin, giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).

TP Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm. Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng là Bình Dương với 51,3 điểm và cũng có khoảng cách rất xa so với Hà nội lên tới 33 điểm.

Điểm trung bình của Chỉ số năm nay là 23,1 điểm. Khoảng cách về thương mại điện tử giữa hai trung tâm kinh tế là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với các tỉnh thành còn lại là rất lớn. Khoảng cách giữa tỉnh thành xếp đầu Chỉ số là TP Hồ Chí Minh so với tỉnh thành thấp nhất trong bảng xếp hạng của 58 tỉnh thành là 76,4.

Tuy nhiên, theo đánh giá của VECOM, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô là tính không bền vững của thương mại điện tử nước ta. Những yếu tố chính của sự không bền vững là khoảng cách số, nguồn nhân lực số và môi trường. Trên thực tế, khoảng cách phát triển thương mại điện tử giữa hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 61 địa phương khác rất lớn, nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo chính quy ở các trường đại học chưa đáp ứng nhu cầu và thương mại điện tử gây tác động ngày càng xấu tới môi trường.

Báo cáo cũng đánh giá trong giai đoạn mười năm 2016 – 2025 thương mại điện tử nước ta phát triển nhanh. Những năm cuối của giai đoạn này nhiều vấn đề lớn đã nổi lên đòi hỏi phải tạo dựng môi trường chính sách và pháp luật minh bạch và thuận lợi hơn, chẳng hạn trong các giao dịch trực tuyến dược phẩm, giáo dục hay hàng hoá và dịch vụ môi trường.

Trong giai đoạn mười năm tiếp theo 2026 – 2030, song song với việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao Việt Nam cần xây dựng tầm nhìn phát triển thương mại điện tử bền vững. Những yếu tố quyết định tới thành công của lĩnh vực này bao gồm thu hẹp khoảng cách số giữa các địa phương, phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trực tuyến, tận dụng các cơ hội từ xuất khẩu trực tuyến và giảm tác động tiêu cực tới môi trường.

顶: 39踩: 3