当前位置:首页 > Cúp C1

【k quả bóng đá】Ngành Hải quan: Hợp tác quốc tế tăng hiệu quả chống buôn lậu

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn làm việc với Cơ quan Hải quan Anh

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn làm việc với Cơ quan Hải quan Anh trong hợp tác tạo thuận lợi thương mại và chống vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp. Ảnh: Hải Anh

Hải quan Việt Nam đã tham gia vào nhiều dự án chống buôn lậu lớn trong khu vực,ànhHảiquanHợptácquốctếtănghiệuquảchốngbuônlậk quả bóng đá triệt phá nhiều vụ vận chuyển trái phép hàng hóa xuyên quốc gia…” - Phó Cục trưởng Cục ĐTCBL Nguyễn Văn Lịch chia sẻ như vậy với phóng viên TBTCVN.

Những cái “bắt tay” đáng ghi nhận

Theo lãnh đạo Cục ĐTCBL, hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan (thông tin tình báo) luôn được coi là một trong những kênh thông tin hữu hiệu phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ về kiểm soát hải quan; đồng thời cũng thể hiện thái độ tích cực và cam kết của Hải quan Việt Nam tham gia sâu vào các hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan.

Để nâng cao hiệu quả chống buôn lậu, Cục ĐTCBL đã tham mưu cho Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 1420/TT-BTC (ngày 14/12/2018) hướng dẫn thu thập thông tin nghiệp vụ hải quan ở nước ngoài. Thông tư tạo hành lang pháp lý cho toàn ngành Hải quan nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ thu thập thông tin, hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.

Cục ĐTCBL cũng chủ trì, tham mưu báo cáo lãnh đạo Tổng cục Hải quan và làm việc với các đơn vị liên quan của Bộ Công an, phối hợp với Cục Chống buôn lậu Hải quan Trung Quốc, Văn phòng tình báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương (RILO AP), Cơ quan phòng chống ma túy Liên Hợp quốc (UNODC) xây dựng sáng kiến “Hành động kiểm soát chung về đấu tranh chống buôn lậu và vận chuyển trái phép ma túy, tiền chất trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng” với tên gọi: Con Rồng Mê Kông.

Chiến dịch Con Rồng Mê Kông đã nhận được sự đồng thuận triển khai của 6 cơ quan hải quan trong tiểu vùng sông Mê Kông là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Văn phòng RILO AP và UNODC.

Kết quả, Chiến dịch Con Rồng Mê Kông (vận hành từ tháng 9/2018 - 6/2019) đã triệt phá 164 vụ, thu giữ hơn 2.279 kg ma túy, trong đó 98 vụ nhập khẩu, 18 vụ xuất khẩu và 6 vụ trung chuyển.

Trên cơ sở thành công của Chiến dịch Con Rồng Mê Kông, RILO AP đã phát động mở rộng chiến dịch trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kết quả từ ngày 6/5 – 16/6/2019, lực lượng hải quan các nước đã hợp tác phát hiện bắt giữ 142 vụ ma túy và tiền chất, với tổng số 27 tấn tang vật được thu giữ.

Bên cạnh đó, Hải quan Việt Nam thực hiện hiệu quả vai trò đầu mối trong triển khai 10 chương trình hợp tác về kiểm soát hải quan trong khuôn khổ khu vực và toàn cầu do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Văn phòng RILO AP, Tổ chức Interpol điều phối về chia sẻ thông tin phối hợp kiểm soát chung trong đấu tranh chống vận chuyển trái phép ma túy trên các tuyến, chống buôn lậu thuốc lá (Dự án cá sấu), tội phạm môi trường (Dự án Vá trời), đảm bảo an ninh, sản phẩm văn hóa (Dự án AAA, Athena), chống nạn buôn lậu dược phẩm giả (dự án Rainfall)...; phối hợp với Hải quan Hàn Quốc, Văn phòng RILO AP xem xét mở rộng triển khai sáng kiến đấu tranh chống vận chuyển trái phép các loài hoang dã thuộc danh mục công ước CITES…

Chuyển hóa thông tin tình báo thành chuyên án

Cục ĐTCBL đã chủ động tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Tổng cục Hải quan xây dựng và triển khai nhiều thỏa thuận hợp tác song phương về trao đổi thông tin tình báo phục vụ công tác kiểm soát chống buôn lậu với các cơ quan hải quan: Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Lào, Hồng Kông, Đài Loan…

Đồng thời, Cục ĐTCBL đã có sự hợp tác với Hải quan Đài Loan trong việc xây dựng chương trình huấn luyện chó nghiệp vụ, chống buôn lậu ma túy, gian lận xuất xứ hàng nông sản; tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác chống buôn lậu với Hải quan Hàn Quốc về các mặt hàng vàng, than, nông sản...; tăng cường hợp tác hiệu quả vớí hải quan Hoa Kỳ, Hồng Kông, Australia.

Trên cơ sở những kênh song phương được thiết lập, hàng năm, Cục ĐTCBL đã tiếp nhận và xử lý hơn 100 yêu cầu hai chiều giữa cơ quan nước ngoài và Hải quan Việt Nam đề nghị hỗ trợ xác minh, hỗ trợ tích cực cho công tác điều tra xác minh theo yêu cầu từ các đơn vị nghiệp vụ trong toàn ngành, phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro; tăng cường trao đổi các thông tin liên quan chính sách thương mại, chính sách hàng hoá phục vụ cho công tác kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Trên cơ sở hợp tác quốc tế, Cục ĐTCBL đã xác định trọng tâm hợp tác với từng đối tác trong hoạt động chia sẻ thông tin tình báo hải quan, tạo bước đột phá trong công tác thu thập thông tin tình báo hải quan thông qua chuyển hóa hiệu quả thông tin thành các vụ việc chuyên án. Kết quả, chỉ tính trong năm 2019, Hải quan Việt Nam hợp tác, xây dựng và thực hiện thành công nhiều chuyên án lớn.

Cụ thể, từ xây dựng nguồn thông tin tình báo của Hải quan Trung Quốc, Hải quan Việt Nam đã lập chuyên án bắt giữ 5,3 tấn vảy tê tê tại cảng Hải Phòng (tháng 3/2019); 8,3 tấn vảy tê tê tại Bà Rịa - Vũng Tàu (tháng 5/2019).

Đáng kể nữa là tháng 2/2019, Cục ĐTCBL đã phối hợp với Cục Chống buôn lậu của Hải quan Trung Quốc trao đổi thông tin tình báo để điều tra một đường dây tội phạm ma túy có phạm vi hoạt động tại Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Trên cơ sở thông tin nhận được, Cục ĐTCBL đã chuyển toàn bộ thông tin để Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phục vụ công tác điều tra phá án trong chuyên án M 918, thu giữ hơn 500 kg ma túy và bắt giữ 4 đối tượng quốc tịch Đài Loan và Trung Quốc có liên quan.

Từ những kết quả đạt được, có thể nhận thấy, trong những năm gần đây và đặc biệt trong năm 2019, công tác hợp tác quốc tế trong thu thập thông tin đã tạo được bước đột phá về chất và lượng, các hoạt động có định hướng chiều sâu, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ phòng chống buôn lậu, kiểm soát hải quan.

Với vai trò là thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan tiếp tục tích cực tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các bộ luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; phối hợp với các lực lượng chức năng trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế thực hiện công tác đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép xuyên quốc gia.

Phương Thảo

分享到: