当前位置:首页 > La liga

【bongdaso.v】Không chịu thất bại

Anh Tuế sinh ra tại huyện Đông Hưng,ịuthấtbạbongdaso.v tỉnh Thái Bình, kinh tế chủ yếu từ trồng lúa nước nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Năm 17 tuổi, anh Tuế vào huyện Phước Long (cũ) làm thuê. Năm 1990, anh xin làm công nhân tại Nhà máy thủy điện Thác Mơ. Năm 1992, anh xin nghỉ việc, đến tỉnh Đắk Nông mua 6 ha đất trắng trồng cà phê. Năm 1997, thực hiện chủ trương của Nhà nước thu hồi đất xâm canh trái phép, anh trả lại đất. Được Nhà nước hỗ trợ ít vốn, anh trở về xã Tân Lợi (nay là thị trấn Tân Phú) mua được hơn 720m2đất cất căn nhà nhỏ để lập nghiệp.

Anh Đinh Trọng Tuế chăm sóc đàn bò tốt cho hiệu quả kinh tế cao

Năm 2000, anh lập gia đình. Không đất sản xuất, vợ chồng anh làm đủ nghề, như: xạc cỏ, xịt thuốc thuê, phụ hồ, hái điều... Với bản tính siêng năng, cần cù, tiết kiệm trong chi tiêu, năm 2001, gia đình anh mua 1,4 ha đất trồng điều tại ấp Quân Y, xã Tân Lợi (Đồng Phú). Năm 2003, anh đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi heo, gà, nhím... Năm đó, do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng nên giá heo hơi ngoài thị trường giảm sâu, chỉ còn 8.000 đồng/kg. Làm ăn thua lỗ, vợ chồng anh rong ruổi khắp nơi để mưu sinh. Năm 2010, anh lên huyện Bù Đăng mua 6 ha đất trồng cao su, 2 năm sau thì bán. Cuối năm 2012, vợ chồng anh sang tỉnh Kon Tum thuê 6 ha đất để trồng mì, nhưng khi thu hoạch thì giá chỉ 500 đồng/kg nên lỗ vốn nặng. Vợ chồng anh lại trở về Bình Phước để gây dựng kinh tế. Anh Tuế cho biết: “Thời điểm đó, gia đình tôi nợ cả tỷ đồng. Tôi phải bán 1,4 ha đất rẫy để trả nợ. Không còn đất sản xuất, vợ chồng tôi lại sống cảnh làm thuê”.

Năm 2009, anh mua 20 con heo rừng với giá 35 triệu đồng từ Kon Tum về nuôi. Anh còn nuôi khoảng 100 con heo thường, mỗi năm thu lãi 150 triệu đồng. Năm 2017, anh mua 6 sào đất xa khu dân cư tại ấp Quân Y và đầu tư 350 triệu đồng xây dựng chuồng trại chăn nuôi tổng hợp. Hiện anh nuôi 12 con bò (trong đó 8 con bò mẹ, 1 con bò đực, 3 con bê), 60 con heo rừng, hơn 100 con gà thả vườn, vài chục con gà đông tảo. Ngoài ra, anh còn nuôi khỉ, trăn, kỳ đà, cá trê... để tăng thu nhập. Anh cho rằng, để phát triển chăn nuôi bền vững, nông dân phải chịu khó tìm tòi, áp dụng khoa học - kỹ thuật giúp vật nuôi khỏe mạnh và phát triển tốt thì mới có lãi. Cũng vì vậy, anh thường xuyên tham gia các lớp khuyến nông, tham quan mô hình chăn nuôi hiệu quả để áp dụng. Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật nên heo hay mắc bệnh, sinh trưởng kém. Để nuôi được heo rừng, người nuôi phải am hiểu kỹ thuật và biết thiết kế chuồng trại, chế độ ăn uống hợp lý để heo rừng dễ thích nghi khi sống trong chuồng trại. Đặc điểm của heo rừng là sức đề kháng tốt, ít bệnh nhưng chuồng trại phải thoáng mát, tẩy giun sán định kỳ sẽ giúp heo sinh trưởng tốt. Heo rừng thường bị bệnh về tiêu hóa, anh có cách chữa dân gian mà hiệu quả. Khi heo bị tiêu chảy, ngừng cho bú sữa đối với heo con, ngừng cho ăn cỏ đối với heo trưởng thành và cho heo ăn chuối hột xanh, lá ổi, lá sung... trộn với cám gạo sẽ khỏi bệnh. Thức ăn của heo rừng cũng dễ kiếm như rau, củ, quả, cỏ voi... Với 8 con heo nái, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa khoảng 60 heo con, sau 3 tháng, anh bán ra thị trường khoảng 1 triệu đồng/con heo giống, thu lãi khoảng 80 triệu đồng mỗi năm. Đối với heo rừng thương phẩm, mỗi năm anh xuất ra thị trường khoảng 50 con, mỗi con nặng 40kg, thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Với chăn nuôi bò, anh không nuôi theo kiểu truyền thống là thả rông mà đầu tư làm chuồng trại thoáng mát. Anh còn tận dụng diện tích đất trồng cỏ voi để xay nhỏ làm thức ăn nuôi bò, heo. Mỗi năm anh bán khoảng 8 con bê, thu lãi gần 70 triệu đồng; phân bò sử dụng bón cho cỏ và cây trồng. Bên cạnh đó, anh duy trì nuôi gà thả vườn, gà đông tảo, kỳ đà, trăn... để tăng thu nhập.

Tuy trải qua nhiều thất bại nhưng với quyết tâm làm giàu chính đáng, anh Tuế đã xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp và cho thu nhập ổn định. Đây là hướng phát triển kinh tế bền vững cho những nông dân ít đất sản xuất, không những giải quyết việc làm mà còn góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Khắc Bảy

分享到: