发布时间:2025-01-11 07:41:23 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Liên kết vùng đồng bằng sông Hồng tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển Liên kết,ầnnhạctrưởngđểliênkếtvùnghiệuquảsiêu máy tính dự đoán kết quả bóng đá khơi dậy tiềm năng phát triển của vùng Đông Nam bộ Liên kết vùng còn rào cản do thiếu thể chế đủ mạnh |
Ông Lê Đức Thịnh, Cục Trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của liên kết vùng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu?
Liên kết vùng là chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước, nhất là khi Việt Nam có nhiều lợi thế về thiên nhiên, nông nghiệp cũng như xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp để hình thành các vùng kinh tế. Một mặt, liên kết vùng giúp tập hợp các nguồn lực; mặt khác, đây là sự phối hợp để các tác nhân kinh tế, thành phần kinh tế trên địa bàn khai thác hiệu quả các nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh. Vì thế, các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều định hướng, ưu tiên, chính sách thúc đẩy liên kết vùng và hoàn thiện thể chế liên kết vùng cho cả nước nói chung và cho từng vùng nói riêng.
Thực tế cho thấy, muốn phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế thì bản thân các địa phương, doanh nghiệp cần phải có những hợp tác, liên kết để phát huy hết thế mạnh, khai thác hiệu quả nguồn lực. Lúc này, liên kết vùng sẽ giúp tổ chức lại chuỗi giá trị, tổ chức lại không gian, làm sao để các không gian kinh tế được mở ra, giúp mọi thành phần kinh tế hoạt động hiệu quả. Do đó, các địa phương và nhiều tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của liên kết vùng để tận dụng lợi thế cho phát triển và hội nhập.
Với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, vấn đề cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế đang gặp phải nhiều hạn chế, từ chất lượng sản phẩm, quy mô sản phẩm cho đến quản trị chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn sự manh mún về chất lượng và quy mô sản phẩm, chuỗi cung ứng hạn hẹp, dẫn đến khó khăn về đầu ra. Do vậy, liên kết vùng hiệu quả sẽ giải quyết được sự manh mún, không "chém nhỏ" chuỗi giá trị.
Theo ông, đâu là những khó khăn khiến việc liên kết vùng chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng?
Khó khăn nhất trong liên kết vùng là còn thiếu thể chế, quy định. Các văn bản quy phạm pháp luật thông thường được giới hạn với cấp trung ương, sau đó đến cấp địa phương và chịu giới hạn bởi cấp độ hành chính nên việc liên kết vùng còn gặp trở ngại. Hơn nữa, tại nhiều địa phương, cơ chế chính sách còn khác nhau, "tỉnh thì cấm – tỉnh thì mở" nên cũng khó cho doanh nghiệp, tổ chức hoạt động.
Ngoài ra, liên kết vùng ở nước ta hiện nay còn thiếu “nhạc trưởng” là những tổ chức, cá nhân đứng ra điều hành. Vì thế, việc liên kết kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng và các lĩnh vực kinh tế nói chung tuy có cải thiện nhưng vẫn còn khá lỏng lẻo, chuỗi giá trị kém hiệu quả và thiếu hành động tập thể.
Những vấn đề trên cần phải có những giải pháp gì để giải quyết, thưa ông?
Vai trò đầu tiên để thực hiện liên kết vùng chính là ở “người kiến tạo” – chính là các bộ, ngành quản lý. Vì thế, cần phải có cơ chế điều phối vấn đề liên kết vùng để cùng nhau khai thác nguồn lợi cho phát triển kinh tế địa phương và cả nước. Đồng thời, cần cơ chế để các chuỗi giá trị vận hành tốt, đừng để tình trạng tỉnh này cấm, tỉnh kia cho phép, cần điều phối thông qua cơ chế đồng thuận. Các cơ quan quản lý cần tạo ra sự đối thoại giữa các địa phương.
Kinh nghiệm một số quốc gia cho thấy, về mặt quản lý hành chính cũng có 4 cấp gồm cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã như nước ta nhưng lại có thêm một cấp nữa là cấp vùng với vai trò điều phối là hội đồng vùng để thảo luận về mục tiêu, quản trị kinh tế. Hội đồng vùng có quyền quyết định, định hướng phát triển của các vùng đấy bằng việc sử dụng công cụ cả về kinh tế, chính trị để thống nhất trong vấn đề liên kết.
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và cho ra mắt văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2020 với vai trò tham mưu, đề xuất cho Bộ trưởng về cơ chế, chính sách, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì thế, mô hình này cần được nhân rộng để nhiều vùng kinh tế khác được phát triển đa dạng, hiệu quả.
Ngoài ra, muốn làm được liên kết vùng thì sự phối hợp giữa các địa phương là quan trọng nhất, có thể thực hiện phối hợp trước rồi dần sửa luật và cơ chế, bởi nếu chờ luật xong mới làm thì có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển. Để tránh rủi ro khi thực hiện phương thức này thì phải tăng cường thông tin, phối hợp trong phạm vi hành chính, các địa phương nhìn vào nhu cầu của doanh nghiệp, người dân, thị trường… để thấy được cần hành động như thế nào.
Đặc biệt, để việc liên kết vùng hiệu quả thì cần những doanh nghiệp “đầu tàu” để xây dựng các chuỗi giá trị, cùng kéo các thành phần kinh tế trong mối liên kết đi lên. Do đó, các địa phương thực hiện liên kết vùng phải tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
Trong bối cảnh hội nhập thì các vùng cũng phải có những điều chỉnh thích ứng, phải hiểu rõ thế mạnh, tiềm năng, sự khác biệt của từng vùng và các doanh nghiệp cũng phải tư duy và chuyển đổi mạnh mẽ hơn để những hợp tác, liên kết được tăng cường và phát huy hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
相关文章
随便看看