当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【lich thi laliga】Xây bảo tàng khoa học không hề lãng phí

PGS.TS Phạm Văn Lực,âybảotàngkhoahọckhônghềlãngphílich thi laliga nguyên Phó viện trưởng viện Sinh thái, nguyên Giám đốc bảo tàng Thiên nhiên trả lời PV Chất lượng Việt Nam về những vấn đề liên quan đến đề án xây bảo tàng KHCN tại Đồng Nai.

Tiến sĩ Phạm Văn Lực từng học ngành Ký sinh trùng tại ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Hương Thu
Tiến sĩ Phạm Văn Lực từng học ngành Ký sinh trùng tại ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Hương Thu

Chẳng có cuốn sách nào bằng bảo tàng khoa học

- Tại sao hiện nay có nhiều bảo tàng xây xong nhưng ít khách thăm quan?

Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là kinh phí duy trì hoạt động của bảo tàng ít, nên không có nhiều thay đổi trong trưng bày. Thứ hai là khâu chuẩn bị chưa kỹ, chưa chọn được những hiện vật hấp dẫn người dân. Thứ ba là vị trí không thuận lợi để khách tới thăm quan. Thứ tư là thiếu những hướng dẫn viên chuyên nghiệp...

- Nhiều người đánh giá, việc xây bảo tàng KHCN ở Đồng Nai là lãng phí. Ông nghĩ sao về điều đó? 

Bảo tàng thiên nhiên ở nước ngoài.
Bảo tàng thiên nhiên ở nước ngoài.

So với đầu tư vào Vinashin, Vinalines, cảng Kê Gà...thì rõ ràng, xây bảo tàng KHCN tốn ít tiền hơn rất nhiều.

Nếu bảo tàng KHCN được hoàn thành, các em học sinh sẽ được khám phá tri thức khoa học một cách trực tiếp. Ví dụ, khi học về con hổ, các em xem mô hình, sẽ biết tập quán sinh hoạt, đời sống hoang dã...của động vật này.

Hay như khi tìm hiểu về giáo dục giới tính, các em sẽ được thấy tinh trùng gặp trứng và phát triển như nào, bào thai hình thành ra sao, lớn lên thành em bé thế nào....

Rồi các em sẽ biết, tại sao phải bảo vệ hổ, báo và các loài động vật hoang dã, tại sao phải bảo vệ rừng...

Một buổi thăm quan bảo tàng nhiều khi có giá trị  bằng hàng tuần học trên lớp.

Xin nói thêm rằng, hiện nay, xung quanh Hà Nội có rất nhiều khu nghỉ mát (resort), biệt thự...chỉ dành cho giới có tiền, không dành cho đại đa số dân chúng. Nhưng bảo tàng là phục vụ toàn dân.

Làm sao để bảo tàng hấp dẫn người dân?

- Nhưng đã có bảo tàng nghìn tỷ xây xong mà dân ít vào xem. Làm thế nào để tránh “vết xe đổ”?

Nếu chỉ tư duy bảo tàng là những hiện vật gốc của các sáng chế thì chưa có nhiều ở Việt Nam. Bảo tàng KHCN nên trưng bầy các thành tựu, phát minh của nhân loại từ xưa tới nay. Ví dụ như phát minh ra máy đánh chữ, tàu vũ trụ...

Qua đó, các cháu nhỏ sẽ nhận ra, phát minh không có gì là ghê gớm và thần thánh, giúp các cháu ham tìm tòi, khám phá, đam mê khoa học. Đó chẳng phải là những điều mà các bậc phụ huynh mong muốn hay sao?

Còn để bảo tàng thu hút nhiều khách, trước hết, nó phải được xây ở nơi giao thông thuận tiện. Các nước phát triển đều làm như vậy.

Tiếp đó là có kế hoạch và sưu tầm các hiện vật tiêu biểu, hấp dẫn, có các chương trình đặc sắc, thường xuyên được tổ chức.

- Chúng ta có hy vọng tiền vé thu được sẽ bù đắp kinh phí bỏ ra?

Bảo tàng khoa học ở Boston, Mỹ.
Bảo tàng khoa học ở Boston, Mỹ.

Bảo tàng phải là đơn vị hưởng bao cấp. Một ví dụ điển hình là bảo tàng Lịch sử Lodon ở Anh đã từng thí điểm một năm bỏ bao cấp, nhưng sau đó không hiệu quả, và người ta phải quay trở lại cơ chế cũ.

Bởi bảo tàng là dành cho tất cả mọi người, phục vụ lợi ích chung, không phân biệt giàu nghèo. Nhất là với điều kiện các gia đình Việt Namhiện nay, việc bỏ ra mấy chục nghìn để cho con vào bảo tàng, sẽ có nhiều gia đình đắn đo.

- Làm thế nào để có nguồn nhân lực phát triển bảo tàng KHCN?

Hiện nay, nhân lực phục vụ các bảo tàng khoa học còn kém. Cả nước mới có ngành bảo tàng của ĐH Văn hóa, nhưng chỉ tuyển khối C, chủ yếu phục vụ xã hội học.

Bởi vậy, ngay từ bây giờ, phải có cơ chế hợp tác với nước ngoài, để đào tạo những người sau này làm ở các bảo tàng khoa học tự nhiên.

Ngay dự án bảo tàng KHCN Đồng Nai cũng phải xây dựng phương án bố trí nhân lực sau này.

Xin cảm ơn TS !

Hoàng Tuân (thực hiện)

分享到: