VHO - Trưng bày “Hà Nội và những cửa ô” đang diễn ra tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) không chỉ làm sống dậy những ký ức lịch sử thiêng liêng mà còn đem đến vô vàn cảm xúc cho khách tham quan,ốnglạikýứcNămcửaôđónmừngđoànquântiếnvềnhận định galaxy đặc biệt là người Hà Nội trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Trưng bày do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp Sở Nội vụ Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội phối hợp tổ chức, khai mạc sáng 7.10.
Cửa ô là một nét đặc trưng riêng có của Hà Nội. Đây vốn là các cửa ngõ để ra vào kinh thành Thăng Long xưa, cũng là điểm giới hạn của đô thị tiếp giáp với các vùng phụ cận.
Những cửa ô được hình thành, phát triển, gắn liền với lịch sử Thăng Long-Hà Nội. Qua bao biến đổi, thăng trầm, nay Hà Nội chỉ còn lại Ô Quan Chưởng, nhưng ký ức về những cửa ô mãi luôn là niềm tự hào của người Hà Nội.
Ngoài vai trò là cửa ngõ kết nối giao thông, các cửa ô Hà Nội là nơi trấn giữ, bảo vệ kinh thành. Vì thế, nơi đây từng ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử Hà Nội.
Đặc biệt, các cửa ô còn là nơi chứng kiến đoàn quân chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào giải phóng Thủ đô ngày 10.10.1954. Trong lịch sử, Hà Nội từng ghi nhận có 21 cửa ô.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đô thị, những cửa ô xưa của đất kinh kỳ đã biến mất.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, cách đây 70 năm, ngày 10.10.1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đại đoàn quân tiên phong tiến về tiếp quản Thủ đô.
Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử nghìn năm của Thăng Long-Hà Nội. Hình ảnh “năm cửa ô đón mừng đón mừng đoàn quân tiến về” đã in đậm trong ký ức của bao người dân Thủ đô.
“Chặng đường lịch sử vẻ vang của Thăng Long- Hà Nội là quá trình tiếp nối truyền thống cha ông, tạo nên những dấu ấn lịch sử của Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình qua 70 năm xây dựng và phát triển”, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.
Trưng bày giới thiệu gần 200 tài liệu, hình ảnh quý giá về lịch sử hào hùng của Thăng Long- Hà Nội, qua hình ảnh thân thuộc của các cửa ô đã gắn bó với người dân Hà Nội từ bao đời nay.
Qua các nguồn sử liệu, các tài liệu hình ảnh, bản đồ, bản vẽ, các văn bản được lưu trữ tại Trung tâm Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, Thư viện Khoa học xã hội Việt Nam và đặc biệt là Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ lịch sử TP. Hà Nội, trưng bày nhằm giới thiệu một cách khái quát về lịch sử các cửa ô Hà Nội, cung cấp một góc nhìn trực quan, sinh động nhất về đời sống xã hội xung quanh các cửa ô.
Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng khẳng định, trưng bày “Hà Nội và những cửa ô” giúp người dân Hà Nội ngày nay có thể tìm hiểu về những ký ức hào hùng của lịch sử Hà Nội thông qua các cửa ô xưa.
“Trưng bày đã tái hiện phần nào lịch sử đô thị Hà Nội xưa, quá trình biến đổi và dần biến mất của hầu hết các cửa ô Hà Nội vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trưng bày cũng giới thiệu quá trình phát triển, đổi thay của Hà Nội ngày nay, sau 70 năm tiếp quản Thủ đô”, theo ông Đặng Thanh Tùng.
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, PGS.TS Trần Đức Cường cho biết: “Hình ảnh cửa ô khắc sâu trong tâm trí của bao thế hệ người Hà Nội. Nhớ Hà Nội là nhớ về những ngõ nhỏ, phố nhỏ gắn với những cửa ô, dù bóng dáng của những cửa ô này chỉ còn hiện hữu qua hình ảnh của Ô Quan Chưởng (Ô Thanh Hà)”.
Cửa ô Hà Nội không chỉ là dấu tích lịch sử mà còn là nơi ca khúc khải hoàn, là biểu tượng của chiến thắng qua hình ảnh 5 cửa ô như 5 cánh sao vàng lấp lánh, tiếp nối truyền thống cách mạng của lớp lớp cha anh dũng cảm kiên cường.
Tại trưng bày, công chúng sẽ được tìm hiểu nét đẹp, lịch sử của những cửa ô qua 3 chủ đề.
Chủ đề “Cửa ô xưa” giới thiệu về lịch sử hình thành các cửa ô của Thăng Long-Hà Nội; kiến trúc; vai trò, công năng của các cửa ô Hà Nội; sự biến đổi về tên gọi và số lượng các cửa ô theo từng giai đoạn. Dưới sự tác động của người Pháp trong quá trình quy hoạch Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các cửa ô Hà Nội đã dần bị phá hủy.
Ô Quan Chưởng là chứng tích còn lại duy nhất đến ngày nay, lưu dấu về sự tồn tại và hình dáng của các cửa ô của Thăng Long-Hà Nội xưa.
Chủ đề “Cửa ô chiến thắng” kể lại câu chuyện lịch sử về sự kiện các đoàn quân Bộ đội cụ Hồ, các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô xưa tiến về giải phóng Hà Nội vào tháng 10.1954, đặc biệt là Lễ chào cờ chiến thắng tại sân vận động Cột Cờ ngày 10.10.1954, với sự tham gia của các đơn vị Quân đội nhân dân tham gia tiếp quản thành phố.
Công chúng sẽ được xem những tài liệu, hình ảnh về những ngày giải phóng của quân dân Thủ đô trên các ngành: nội chính, trước bạ, canh nông, giao thông, bưu điện, thuế…
Chủ đề “Cửa ô Hà Nội hôm nay” làm nổi bật sự thay đổi diện mạo của Hà Nội sau những thay đổi địa giới hành chính; những định hướng quy hoạch Thủ đô của Đảng và Nhà nước đã giúp Hà Nội phát triển trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trưng bày “Hà Nội và những cửa ô” sẽ phục vụ công chúng đến Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội kéo dài đến hết ngày 30.10.
顶: 82261踩: 19
【nhận định galaxy】Sống lại ký ức “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về…”
人参与 | 时间:2025-01-10 01:21:34
相关文章
- "An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- Ông nội đồi bại với cháu ruột tỏ ra ngây ngô tại toà
- Bắt tài xế Uber cướp tài sản, hiếp dâm nữ hành khách
- Dâm ô khiến bé 13 tuổi tự tử, U60 chối tội ở tòa
- Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- Nhân viên lãnh sự quán Mỹ trình báo bị khống chế, cướp trên taxi
- Hà Nội: Truy ra tên trộm của ngài Tùy viên từ camera an ninh
- Đâm chết vợ, tắm rửa sạch sẽ rồi đi tự thú
- Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- Hà Nội: Cựu cán bộ địa chính phường nhận tiền tỷ lĩnh án
评论专区