Tuy nhiên,ưatháođượcngòinổlịch thi đấu u21 việt nam có vẻ như cuộc đàm phán tay đôi kéo dài suốt hai giờ đồng hồ này vẫn không thể tạo ra bước đột phá nhằm chấm dứt cuộc xung đột gay gắt tại miền Đông Ukraine.
Cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này kể từ hồi tháng 6-2014 được Tổng thống Putin đánh giá là hết sức tích cực, song ông nói rằng Nga không liên quan đến việc bàn thảo chi tiết các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn giữa Chính phủ Kiev và lực lượng đòi liên bang hoá ở miền Đông. Phát biểu trước báo giới, ông nói: "Nga rõ ràng không thể nói về các điều kiện của lệnh ngừng bắn và về các thỏa thuận giữa Kiev, Donetsk và Luhansk. Đó không phải là việc của chúng tôi. Tất cả phụ thuộc vào chính bản thân Kiev. Tất cả những gì Nga có thể làm là giúp tạo lòng tin để thúc đẩy tiến trình đàm phán".
Trong khi đó, Tổng thống Poroshenko cho biết cuộc gặp kéo dài hai giờ "rất căng thẳng và phức tạp". Ông nói với báo giới: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một lộ trình để nhanh chóng thúc đẩy lệnh ngừng bắn với sự cam kết của cả hai phía". Tuy nhiên, bất chấp những ý kiến lạc quan, hiện người ta vẫn chưa rõ thái độ của lực lượng đòi liên bang hoá đối với đề xuất ngừng bắn, cũng như liệu lực lượng này có chấp thuận giải pháp ấy hay không, và nếu có thì họ sẽ cam kết trong bao lâu.
Mặc dù ông Poroshenko nói rằng cuộc gặp song phương cũng đã đem lại "một vài kết quả" song vẫn chưa có thỏa hiệp đáng kể nào nhằm chấm dứt cuộc xung đột giữa lực lượng Chính phủ và các tay súng. Nhiều người lo ngại rằng cuộc xung đột này thậm chí có thể trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện giữa hai nước láng giềng.
Căng thẳng đã leo thang chỉ vài giờ trước cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine sau khi quân đội Ukraine công bố một đoạn phim cho thấy cảnh họ bắt được các lính nhảy dù Nga tại khu vực chỉ cách thành phố Donetsk do lực lượng đòi liên bang hoá kiểm soát 50km về phía Đông Nam và cách biên giới Nga 20-30km. Đáp lại thông tin này, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga nói: "Họ chỉ vô tình nhảy dù qua đường biên giới (vào lãnh thổ Ukraine). Các binh sỹ này không được trang bị vũ khí và cũng không có kế hoạch cụ thể".
Cuộc gặp tại Minsk, và sau đó là các cuộc đàm phán quy mô hơn với sự tham gia của các quan chức hàng đầu EU cùng người đứng đầu hai nước Belarus và Kazakhstan đều nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài suốt 5 tháng qua - sự kiện khiến mối quan hệ giữa Nga và NATO trở nên hết sức căng thẳng và buộc cả hai bên đều phải tăng cường điều động quân đội. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu sau các cuộc họp đa phương: "Chúng tôi muốn chứng kiến một bước đột phá.
Tuy nhiên, việc diễn ra hội nghị ngày hôm nay rõ ràng cũng đã là một thành công. Các cuộc đàm phán diễn ra hết sức gay cấn, các bên đều có những quan điểm hết sức khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn về cả bản chất... Tuy nhiên, tất cả các bên đều nhất trí về sự cần thiết của các biện pháp hạ nhiệt căng thẳng".
Trong khi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine vẫn còn "quá xa vời", ngoài sức nóng trên chiến trường, một vấn đề khác mang tính nhân đạo hơn cũng ngày càng làm gia tăng hố sâu ngăn cách giữa một bên là Ukraine và phương Tây với một bên là Nga. Nga đang lên kế hoạch cho đoàn xe chở hàng viện trợ nhân đạo thứ hai tới Ukraine sau đoàn xe gây nhiều tranh cãi vừa qua. Đây là một cách làm cho tình hình căng thẳng dịu bớt nhưng không báo hiệu điều gì tốt đẹp đối với các kế hoạch quân sự giữa hai bên.