【ket qua vi lich】Cơ chế hỗ trợ người lao động mất việc làm khi chủ bỏ trốn

时间:2025-01-11 17:08:17 来源:Empire777

co che ho tro nguoi lao dong mat viec lam khi chu bo tron

Lao động trong DN có chủ bỏ trốn bị thiệt thòi lớn do chưa có cơ chế điều chỉnh. (Ảnh: Minh họa)

Theơchếhỗtrợngườilaođộngmấtviệclàmkhichủbỏtrốket qua vi licho Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người lao động mất việc làm được ngân sách địa phương tạm ứng nguồn để chi trả tiền lương. Tuy nhiên, đến nay Quyết định này đã hết hiệu lực. Như vậy để có cơ sở ngân sách địa phương hỗ trợ người lao động thì phải được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định là một trong các trường hợp theo quy định tại điều 9 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

Để có cơ sở pháp lý hướng dẫn việc sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm trong doanh nghiệp có chủ bỏ bỏ trốn, vừa qua Bộ Tài chính đã có công văn số 11205/BTC-TCDN trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ quản lý nhà nước về lao động và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp) trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chính sách hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn.

Đây là vấn đề mà một số đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trong phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào trung tuần tháng 8.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, quy định về quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp phá sản đã có, nhưng đối với trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn hiện chưa có quy định cụ thể nào. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã cùng Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ một số chính sách bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn.

Tham gia giải trình thêm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng trước hết phải áp dụng các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, nghĩa là thực hiện và mở rộng bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời áp dụng quy định của Luật phá sản. Trường hợp chủ DN bỏ trốn, doanh nghiệp đó rơi vào tình trạng phá sản, phải thanh lý tài sản của doanh nghiệp, việc ưu tiên giải quyết đầu tiên là quyền lợi của người lao động. Trong khi chưa thanh lý được thì trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan quản lý chủ doanh nghiệp nước ngoài đó để tạm ứng về ngân sách.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết thêm, trong khi chờ đợi cơ chế mới, có thể hỗ trợ một phần cho người lao động tại các doanh nghiệp có chủ sử dụng lao động bỏ trốn từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN.

Minh Anh

推荐内容