当前位置:首页 > Cúp C2

【ket qua nhật】Ngành sản xuất thịt lợn tại Mỹ muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam

Tại Mỹ,ànhsảnxuấtthịtlợntạiMỹmuốnthâmnhậpvàothịtrườngViệket qua nhật trung bình mỗi năm, 25% thịt lợn sản xuất được sẽ xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do đóng vai trò quan trọng đối với ngành hàng này. Hiện, NPPC của Mỹ đang muốn khai phá các thị trường mới và nhận thấy Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng trong ngắn hạn.

Việt Nam là quốc gia tiêu thụ nhiều thịt lợn nhưng đang phải đối phó với dịch tả lợn châu Phi bùng phát. NPPC nhận thấy thị trường Việt Nam đang cần thịt lợn có giá cả phải chăng, đáng tin cậy. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ đang bị cản trở bởi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, dẫn đến những bất lợi trước các đối thủ cạnh tranh khác.

Ngành sản xuất thịt lợn tại Mỹ muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam

Tuần trước, hơn 70 nhà lập pháp Mỹ - dẫn đầu bởi các hạ nghị sĩ Ron Kind, Darin LaHood, Jim Costa và Dusty Johnson đã cùng gửi một lá thư gửi cho bà Katherine Tai – Đại diện Thương mại Mỹ, kêu gọi bà ủng hộ việc tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà sản xuất thịt heo Mỹ tại Việt Nam. Các nhà lập pháp viết: “Việt Nam là một thị trường có tiềm năng vô cùng lớn đối với các nhà xuất khẩu thịt lợn của Mỹ. Năm ngoái, Việt Nam chỉ nhập khẩu 25.000 tấn thịt lợn Mỹ, trong khi Mexico, nhà nhập khẩu thịt lợn lớn thứ hai của Mỹ về khối lượng, nhập 735.000 tấn.”

Năm ngoái, Việt Nam đã có chính sách mới về thuế quan đối với lợn của Mỹ, áp dụng từ tháng 7 đến tháng 12/2020, nước này tạm thời giảm thuế suất Tối huệ quốc từ 15% xuống 10% đối với các sản phẩm thịt lợn đông lạnh của Mỹ. Kết quả là, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian đó, so với nửa đầu năm.

“Sự gia tăng xuất khẩu trong thời gian được miễn giảm thuế quan, cùng với sự gia tăng dân số và văn hóa ưa chuộng thịt lợn chất lượng cao của Việt Nam, chứng tỏ đây là thị trường tiềm năng đối với các nhà sản xuất Mỹ” - các nhà lập pháp nêu rõ trong lá thư gửi bà Tai.

Một thị trường Đông Nam Á quan trọng khác đối với các nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ là Philippines. Philippines và một quốc gia tiêu thụ thịt lợn lớn khác, đã phải chiến đấu với dịch tả lợn châu Phi kể từ năm 2019, và kết quả là sản xuất trong nước giảm, nguồn cung bị thắt chặt và giá thịt lợn tăng chóng mặt. Nhờ những nỗ lực lâu dài của NPPC, Philippines gần đây đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường nhập khẩu thịt lợn.

NPPC tuyên bố sẽ tiếp tục tăng cường tìm kiếm khả năng tiếp cận thị trường tới cả Philippines và Việt Nam, những quốc gia đang cần nguồn thịt lợn đáng tin cậy và giá cả phải chăng. Thương mại là yếu tố quan trọng đối với sự thành công lâu dài của ngành công nghiệp thịt lợn Mỹ. Hiện, thịt lợn Mỹ đã thành công xâm nhập vào các thị trường Úc, Ấn Độ, Nam Phi, Indonesia, Thái Lan và Ecuador. Mỹ cũng là nhà xuất khẩu thịt lợn lớn thứ 3 thế giới với sản lượng 19,8 triệu tấn mỗi năm.

分享到: