【đội hình hokkaido consadole sapporo gặp kawasaki frontale】Bất ổn từ loại hình tạm nhập tái xuất

bat on tu loai hinh tam nhap tai xuat

Đường đội lốt bột khoai tây TN-TX bị Cục Hải quan Lạng Sơn phát hiện bắt giữ tháng 11-2011 Ảnh: T.B

Vi phạm nhiều

Chỉ trong tháng 11-2011,ấtổntừloạihìnhtạmnhậptáixuấđội hình hokkaido consadole sapporo gặp kawasaki frontale Hải quan Lạng Sơn đã liên tiếp phát hiện 5 vụ vi phạm liên quan đến hàng TN-TX. Ngày 3-11-2011, kiểm tra lô hàng bột khoai tây TN-TX của chi nhánh Công ty CP Thương mại xây dựng, Chi cục HQ cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) phát hiện 35.400 kg đường kính trắng được vùi lấp dưới các bao bột khoai tây. Cũng trong ngày 3-11, Chi cục HQ Hữu Nghị (Lạng Sơn) kiểm tra lô hàng khai báo là bột khoai tây, mỳ ăn liền TN-TX của Công ty CP Thương mại Hải Thịnh Hưng. Kết quả kiểm tra cho thấy ngoài các mặt hàng đã khai báo, lô hàng còn xen lẫn tới 16 loại hàng hóa khác như sữa đóng hộp, nước ép trái cây, bào ngư, giấy ảnh…

Kiểm tra 2 lô hàng khác cũng của Công ty này ngoài mặt hàng bột khoai tây theo khai báo, cơ quan Hải quan phát hiện lô hàng còn có 120.120 kg đường kính trắng. Thậm chí 4 container mở tại tờ khai 26735/XTA20 cũng của DN này đã không có một mặt hàng nào đúng như khai báo. Ngày 10-11, kiểm tra lô hàng TN-TX của Công ty CP đầu tư XNK vật tư kỹ thuật Hà Nội, Hải quan Lạng Sơn tiếp tục phát hiện trong 10 container khai báo là hàng bột làm bánh chiết xuất từ khoai tây TN-TX nhưng giấu thêm cả đường trắng.

Trên đây chỉ là ví dụ điển hình cho việc vi phạm của các DN kinh doanh TN-TX. Trên thực tế lợi dụng loại hình kinh doanh này, nhiều DN đã thẩm lậu hàng hóa vào nội địa, buôn bán hàng cấm.

Vài năm trở lại đây, Hải Phòng là điểm nóng của buôn lậu động vật, sản phẩm động vật thuộc diện cấm buôn bán theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites) như ngà voi, tê tê...

Năm 2011, Hải quan Hải Phòng đã phát hiện và bắt giữ tới 2.900 kg ngà voi nhập lậu qua các cửa khẩu trên địa bàn. Đơn cử các vụ vi phạm của Công ty TNHH Hoàng Phương (Nam Định) cất giấu 1.168 kg ngà voi lẫn trong nhựa xay; Công ty TNHH Tiến Hoàng (Quảng Ninh) giấu 506 kg ngà voi trong các thùng sắt hàn kín, đóng lẫn trong lô hàng thép phế liệu; Công ty TNHH một thành viên XNK Đại Nam (Quảng Ninh) giấu 875,40 kg ngà voi trong các bao đỗ tương và ngô hạt.

Ngoài ra cơ quan này cũng đã phát hiện 350,7 kg ngà voi giấu trong các bao vải, gỗ đứng tên người NK là Công ty CP thương mại XNK Âu Cơ.

Năm 2011, Cục Hải quan Hải Phòng cũng phát hiện 3 vụ buôn lậu tê tê và vẩy tê tê với tổng trọng lượng lên đến 8.726 kg. Điển hình là vụ vi phạm của Công ty CP thương mại quốc tế NC (Quảng Ninh) với lô hàng chứa 4.504 kg tê tê đông lạnh giấu trong các bao cá, sứa đông lạnh, được khai báo theo loại hình TN-TX. Vụ vi phạm của Công ty CP sản xuất & thương mại Hoàng Tiến (Quảng Ninh) cất giấu 3.838 kg tê tê đông lạnh, 100 kg vẩy tê tê giấu trong các bao cá, mực đông lạnh.

Khó quản

Một thực tế cho thấy việc cấp giấy phép cho TN-TX hàng hóa đang ngày càng có xu hướng tăng, đặc biệt là các mặt hàng đông lạnh, hàng đã qua sử dụng, phế liệu, hàng hạn chế NK, chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt… kéo theo công tác quản lý ngày một khó khăn, phức tạp.

Số liệu thống kê riêng tại Quảng Ninh cho thấy nếu như năm 2006 mới chỉ có 8.231 tờ khai tái xuất (gồm 25.948 container ước khoảng 649.210 tấn hàng hóa) qua các cửa khẩu trên địa bàn này thì năm 2007 số tờ khai đã tăng lên 10.485 (32.793 container ước khoảng 823.385 tấn hàng); năm 2010 tổng số tờ khai đã đạt 24.311 (64.720 container; khoảng 2.141.160 tấn hàng), gấp 3 lần so với năm 2006. Năm 2011 lượng tờ khai vẫn tiếp tục tăng. Hết tháng 11-2011 đạt 28.621 tờ khai (72.157 container; khoảng 2.227.712 tấn hàng).

Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh Phạm Trung Vịnh cho biết: 80% tổng kim ngạch XNK qua các cửa khẩu tại Quảng Ninh là hàng TN-TX. Lượng hàng hóa TN-TX tăng nhanh như vậy đã kéo theo nhiều bất cập trong công tác quản lý.

Đó là tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu. Do hoạt động TN-TX chủ yếu thực hiện theo hình thức biên mậu, trong khi cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các thương nhân còn hạn chế; các DN kinh doanh theo kiểu mạnh ai nấy làm dẫn đến giá dịch vụ giảm; hàng hóa không kịp điều tiết gây ùn tắc tại cửa khẩu, hàng hóa hư hỏng gây ô nhiễm môi trường.

Báo cáo của Cục Hải quan Quảng Ninh cũng cảnh báo nguy cơ thẩm lậu vào nội địa đối với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện như đồ điện tử, xe đạp cũ, rượu, bia, nước ngọt… Lợi dụng kinh doanh TN-TX để vận chuyển hàng cấm (ma tuý, ngà voi, động vật quý hiếm, ắc quy chì, phế thải…)

Đánh giá về hoạt động này, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan cho biết: Lượng hàng hóa NK tồn đọng tại các cảng biển, cửa khẩu tồn tại nhiều năm qua và diễn biến rất phức tạp. Thời gian qua, quy định của chính sách còn chưa đồng bộ nên rất khó trong việc xử lý những lô hàng cấm, rác thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường…

Đơn cử như việc xử lý phế liệu, rác thải NK không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường phải tái xuất hoặc tiêu hủy. Việc tiêu hủy đòi hỏi khoản chi phí rất lớn. Còn tái xuất trên thực tế nhiều trường hợp không thực hiện được bởi DN tuyên bố phá sản, hoặc không tìm được nước thứ 3 để tái xuất… Các vụ vi phạm này phần lớn chỉ có thể xử lý vi phạm hành chính dẫn tới DN vẫn tiếp tục vi phạm nhập hàng cấm. Nhiều lô hàng vi phạm, các DN từ chối nhận hàng, trốn tránh trách nhiệm.

Lợi bất cập hại

Thực tế, hoạt động kinh doanh TN-TX tuy có mang lại lợi nhuận nhất định cho một số ít DN, nhưng không đem lại nhiều lợi ích xã hội cho các địa phương.

Thống kê của Sở Công Thương Quảng Ninh cho biết hoạt động TN-TX đã tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 20.000 lao động xã hội (bao gồm duy trì bộ máy hoạt động của các DN, vận tải container, vận tải tàu thuyền, giao nhận kho vận, cũng như các DN kinh doanh kho bãi, bốc dỡ tại cảng…).

Về lợi ích kinh tế, trung bình một container trung chuyển qua Hải Phòng để tái xuất sang Trung Quốc các DN thu phí dịch vụ từ 20 đến 25 triệu đồng (hàng đông lạnh phí cao hơn). Tuy nhiên trừ các chi phí như vận tải, nhân công, bốc dỡ, kho bãi, điện, cược vỏ container, lãi vay ngân hàng, thuế GTGT, thuế TNDN, chi phí quản lý, giao dịch… thì lợi nhuận DN thu được chả còn là bao.

Đối với địa phương, có thêm nguồn thu bến bãi, song cũng không lớn. Tại địa bàn có hoạt động kinh doanh TN-TX lớn nhất cả nước là Quảng Ninh, ước tính năm 2010 thu được khoảng 30 tỷ đồng.

Song như đã nói ở trên, hoạt động này đang gây nhiều bất ổn, khó khăn trong công tác quản lý. Và tính bài toán kinh tế tổng thể cũng sẽ thấy chưa chắc đã có lợi.

Chưa nói đến tác hại kinh tế khó đong đếm được khi các mặt hàng cấm NK vào Việt Nam (như ma túy chẳng hạn) thì với các lô hàng phải tiêu hủy như phế liệu, ngà voi… chi phí tiêu hủy rất lớn. Thiệt hại lớn hơn đó là chi phí để xử lý môi trường (chi phí này cũng khó có thể đong đếm được).

Mặt khác, các phương tiện chở hàng TN-TX chủ yếu là bằng container có tải trọng cao, trong đó hạ tầng giao thông, cảng biển của ta vừa thiếu, vừa yếu dẫn đến hư hỏng đường, ách tắc hàng hóa XNK, thiệt hại về kinh tế rất lớn, mà nguồn thu (vài chục tỷ phí bến bãi) khó có thể bù đắp được.

Đó là chưa nói đến chi phí cho bộ máy các cơ quan chức năng phục vụ cho hoạt động này. Tại Quảng Ninh, có những thời điểm trung bình tới khoảng 500-600 container hàng hóa tái xuất một ngày, công tác quản lý giám sát, làm thủ tục hải quan luôn trong tình trạng quá tải. 80% hoạt động của hải quan các cửa khẩu này là để phục vụ hoạt động kinh doanh TN-TX, trong khi đó Nhà nước không thu được một đồng thuế XK, thuế NK nào.

Có thể thấy đã đến lúc cần có cái nhìn tổng thể, rà soát chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh TN-TX trong cả nước.

Lê Ngọc Khiêm- Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội:Hàng hóa kinh doanh TN-TX cần đưa vào diện rủi ro cao

Để giảm bớt tình trạng DN lợi dụng loại hình TN-TX vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, thẩm lậu hàng hóa vào nội địa nên đưa hàng hóa kinh doanh TN-TX vào diện có rủi ro cao trong công tác quản lý hải quan. Nên bỏ loại hình TN-TX phi mậu dịch bởi số DN đã lợi dụng chính sách này để trốn thuế.

Hiện nay, một số loại hình TN-TX trên thực tế đã có văn bản quy phạm pháp luật về thuế điều chỉnh nhưng về thủ tục hải quan chưa có quy định rõ. Đơn cử Điều 48 Thông tư 194/2010/TT-BTC chỉ quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa là máy móc, thiết bị TN-TX, TX-TN phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư, tài sản đi thuê, cho thuê nhưng lại không qui định thủ tục hải quan đối với hàng hóa là tài sản đi mượn, cho mượn trong khi chính sách thuế lại áp dụng phân biệt tài sản đi thuê, cho thuê khác với tài sản đi mượn, cho mượn.

Tại Điều 49 Thông tư 194/2010/TT-BTC chỉ quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa là linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài, linh kiện, phụ tùng tạm nhập sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam; quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa TN-TX, TX-TN để tham gia hội chợ triển lãm, thủ tục hải quan đối với hàng TX-TN để bảo hành sửa chữa ở nước ngoài nhưng lại không có quy định đối với các trường hợp như: Hàng tạm nhập của DN Việt Nam để sửa chữa cho thương nhân nước ngoài theo điều khoản bảo hành của hợp đồng thương mại hoặc theo hợp đồng sửa chữa, hoặc máy móc thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp TN-TX, TX-TN để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, khám chữa bệnh...

Ông Phạm Trung Vịnh- Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh:Dừng cấp mã số TN-TX mới

Hiện tại Quảng Ninh đã có tới 64 DN được cấp mã số TN-TX hàng đông lạnh, kéo theo lượng hàng hóa gia tăng. Trong khi việc giao nhận của đối tác không ổn định, dễ xuất hiện những tác động xấu như cạnh tranh giảm giá; tranh giành vị trí bốc dỡ hàng hóa ảnh hưởng an ninh trật tự cửa khẩu; ách tắc tồn đọng hàng… Do vậy đề nghị Bộ Công Thương tạm dừng cấp mã số TN-TX mới.

Đối với một số hàng hóa có nguy cơ thẩm lậu vào nội địa cần sửa đổi quy định theo hướng DN chỉ được mở tờ khai tái xuất tại cửa khẩu nhập như hàng hoá thuộc danh mục cấm NK; hải quan cửa khẩu tạm nhập cần thông báo bằng văn bản cho hải quan cửa khẩu tái xuất ngay sau khi lập biên bản bàn giao; Bộ Công Thương chỉ cho phép tái xuất những mặt hàng này qua một cửa khẩu phụ thuộc Khu KTCK do UBND tỉnh có biên giới chỉ định.

NH-NL

Nguyễn Hà

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
下一篇:Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng