当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【đội hình real betis】Xa xưa vọng về

Khách reo lên tên ông,ưavọngvềđội hình real betis lại mở ngoặc nói thêm quê cũ nhưng vẫn chưa đánh thức được trí nhớ của cái tuổi sáu mươi. Ông ngơ ngác nhìn, vẻ hoang mang trước vị khách cao to lừng lững, lạ hoắc nhưng cứ bảo là quen. Họ đứng đối thoại ngay nơi cổng, trong sự tương phản không hề nhẹ. Khách rạng rỡ trong bộ âu phục, cà-vạt đỏ chói, láng bóng từ đầu tới chân, nếu móc thêm cái kính đen thì hệt như vệ sĩ chuyên bảo vệ các yếu nhân. Chủ nhà thì gầy, râu tóc đều bạc, người nhợt nhạt, có vẻ yếu đuối trong bộ pijama màu đà, thích hợp trên giường ngủ hơn là tiếp khách. Khi khách tự bạch tên tuổi, học lớp, cô chủ nhiệm, cả tên nữ lớp trưởng mà chàng nào trong lớp ngày ấy cũng thầm thương một tí, chủ nhà mới à lên, nhận ra bạn đồng môn gần bốn mươi năm trước.

Gia chủ trầm tĩnh nhưng khách vồn vã, chuyện trò sôi nổi như trai trẻ. Sau khi vô buồng thay y phục, gia chủ pha trà rồi ngồi nhìn khách, giọng vui vui: “Ông khác cứ như đập đi đắp lại, chẳng nhận ra được!”. Chắc nghĩ đó là lời khen, khách cười tít mắt. Chủ nhà băn khoăn: “Nhưng xin lỗi, cơ duyên nào đưa ông đến đây?”. Khách vẫn nụ cười trên môi: “Ông nên nhớ lớp mình có gần chục đứa ở thành phố này.” Nói rồi khách ngồi lặng, đột nhiên tiết chế âm lượng trong cái giọng bâng khuâng lẫn hài hước: “Lại thêm vị ngọt của ly chè ngày xưa thôi thúc…”.

Ngày ấy, sau khi rời trường cấp ba, ông đi học trường sĩ quan quân đội; về hè, đạp xe ngang qua thị trấn huyện lỵ, tình cờ gặp lại bạn này đang ngồi trên chiếc xe đạp thồ, chờ khách trước cổng chợ. Ông rủ đi ăn chè; thấy bạn bối rối từ chối nên hiểu (…) liền trấn an: “Không phải lo, tao vừa nhận phụ cấp.”

Ba năm sau, ông ra trường, về làm trợ lý hậu cần trại giam quân khu. Buổi chiều ngày đầu nhận nhiệm sở, ông đứng trên ban công cơ quan ở tầng hai, nhìn về vạt rừng xanh thẫm phía xa và cả những hàng rào dây thép bùng nhùng bao quanh khu trại. Hết ngó người lính đứng trên chòi canh ở cuối trại giam, ông lại nhìn xuống đám phạm nhân đang uể oải trở về sau một ngày lao động. Mắt ông dừng lại nơi cái dáng cao to ở cuối hàng, anh ta để đầu trần, bộ đồ sọc trắng đen cũn cỡn. Kẻ ấy thản nhiên bước, không hay từ trên cao có đôi mắt đang soi mói mình. Ông càng nhìn càng ngờ ngợ, lòng bồn chồn, đành chạy xuống gặp anh quản giáo đang đi sau đám phạm nhân.

Ông rụng rời, há hốc, hỏi đi hỏi lại anh quản giáo, giọng như hụt hơi khi biết kẻ phạm tội cao to kia chính là thằng bạn cùng lớp ngày nào. Anh ta phải vào nơi chẳng ai muốn bởi tội cố ý gây thương tích. Căn nguyên là sau chầu nhậu quên đời hết biết, anh ta tạt vào một doanh trại quân đội bên đường, tè luôn vào bốt gác ở cổng. Vệ binh lôi ra, anh ta vung nắm đấm, có men say xui khiến nên tính khí và cơ bắp đột nhiên trở nên hoang dã. Thế là người lính kia phải vào viện vì bị té sấp xuống đường, chấn thương sọ não.

Hôm ông xuống kiểm tra khu chế biến thực phẩm của trại giam, tình cờ gặp người bạn ấy đang xếp hàng vào nhà ăn. Cả hai đứng sững, nhìn nhau trân trân, cùng bối rối trong khoảng lặng kéo dài. Bất chợt anh ta ngoảnh mặt ngó lơ rồi cúi gằm, lủi thủi bước vội theo bạn tù. Ông đứng ngẩn ngơ, tưởng đang mơ. Đôi mắt buồn như có nước cùng cái dáng đầy cam chịu của bạn đã theo ông vào cả giấc ngủ. Bao lần ông âm thầm dằn vặt: “Nên gặp không?”. Tiếng “không” khô khốc của lý trí khiến ông bần thần, để rồi nỗi xót xa đeo đẳng kéo dài. Không ít lần ông đứng trên lầu nhìn mãi về phía xa xanh, nơi đám phạm nhân đang lao động để tìm bóng dáng quen thuộc. Trăn trở mãi rồi ông cũng tìm được cách giúp bạn, bé mọn thôi nhưng đã cho ông phần nào nhẹ nhõm.

Người bạn đi tù hơn ba mươi năm trước giờ là vị khách sang trọng đang ngồi cùng ông. Sau giây phút sôi nổi, họ cùng lắng lòng với buồn đau xa xăm. Khách co người trên ghế, hai bàn tay đan vào nhau, lặng nhìn khoảng sân đầy nắng. Lâu sau, anh xoay nhìn chủ nhà, giọng rời rạc: “Ngày gặp ông ở trại, tôi mừng lắm nhưng sợ…”. Chủ nhà ngạc nhiên: “Sợ gì?”. Lời đáp lại chua xót: “Sợ đem tiếng xấu cho ông. Bởi có thằng bạn phạm tội thì hay ho gì!?”. Chủ nhà giãi bày: “Tôi cũng không dám nhận bạn bởi sợ ông mặc cảm”. Khách vẫn bồi hồi: “Ngày ra trại, tôi gặp cô bếp trưởng và cô bán căn-tin để cảm ơn họ đã có lòng thương một kẻ phạm tội như tôi nhưng bất ngờ nghe họ bảo, anh gặp trợ lý hậu cần mà cảm ơn. Lúc đó tôi mới biết (…), tìm ông nhưng ông đã chuyển đơn vị rồi”. Khách lặng một lúc rồi nói tiếp, nghèn nghẹn: “Chắc ông còn nhớ mâm cơm dự phòng và những bịch thuốc rê?”. Chủ nhà mỉm cười, khẽ gật.

Hồi ấy, ông thường xuống nhà bếp, không chỉ để ăn cơm mà còn vì nhiệm vụ của một trợ lý hậu cần, khi thì kiểm tra, lúc phụ giúp chị em nấu cơm. Người bạn đang cải tạo làm ở tổ ươm cây ngoài bìa rừng nên thường về muộn, ăn cơm sau. Thấy mâm cơm của bạn sạch trơn, ông liền bảo bếp trưởng san mâm cơm dự phòng cho họ. Bữa nào hết cơm dự phòng thì đã có xuất cơm lưu nghiệm. Đây là phần cơm để riêng trong tủ kính có dấu chữ thập đỏ, chỉ khi nào trại xảy ra ngộ độc thức ăn thì mới lấy xét nghiệm, nếu không thì bỏ. Không ít lần ông chỉ phần cơm ấy và bảo cấp dưới: “Lưu nghiệm thì chỉ cần ít thôi, đem sớt bớt cho người ta ăn, kẻo phí”. Nhân viên nuôi quân hiểu ý chỉ huy nên chí ít cũng tăng cường cho mâm cơm có bạn ông vài miếng cháy. Có bữa ông đứng bên kia vách nhìn sang, vui khi thấy bạn xoa xoa cái bụng căng tròn và nghêu ngao: “Chưa có bao giờ no như hôm nay, chưa có bao giờ no như thế này…”.

Ông gặp cô bán căn-tin, chỉ cái dáng cao to của bạn đang đi trong đám phạm nhân và nói nhỏ: “Cứ ba ngày em lại đưa cho anh kia bịch thuốc rê, ghi cho anh, cuối tháng anh trả”. Cô này thắc mắc: “Nếu ảnh hỏi thì nói sao?”. Ông lúng túng: “À…ừ, cứ bảo là em cho”. Không ít lần ông nhìn qua khe cửa, thấy bạn hớn hở nhận bịch thuốc và rối rít cảm ơn, trong khi cô bán hàng thản nhiên, may lắm thì có thêm nụ cười xã giao.

Khách lại đốt thuốc, tự chống chế thói quen xấu của mình: “Tôi nghiện thuốc một phần cũng tại ông đấy!”. Chủ nhà phì cười. Giọng khách chợt nghiêm túc: “Nhưng khói thuốc có làm ông khó chịu không? Ngày xưa hình như ông cũng hút thuốc?” Đáp lại là lời tếu táo: “Tôi giờ bỏ hút, chuyển qua chích”. Nói rồi ông kéo ống tay áo lên, để lộ những vết kim trên hai cánh tay trắng nhợt. Khách tròn mắt: “Bệnh gì?”. Chủ nhà than dài trong vẻ khôi hài: “Kính thưa các loại bệnh!”.

Thôi chuyện thời trẻ, họ chuyển qua tuổi già với bệnh tật và các loại thuốc. Chủ đề này thì chủ nhà hình như có kinh nghiệm hơn, cả các loại thuốc tên tiếng tây dài ngoằng ông cũng đọc vanh vách rồi còn mô tả phác đồ điều trị  như một bác sĩ. Nhắc đến bệnh, nét mặt gia chủ bỗng xuống sắc, buồn buồn. Khách chia sẻ bằng vẻ chăm chú, chốc chốc hỏi lại hoặc đưa đẩy đồng tình. Sau cùng, anh gợi ý: “Ông nên ra nước ngoài điều trị”. Thấy chủ nhà im trong hững hờ, khách nói thêm: “Ông lo hộ chiếu, chi phí thì để tôi”. Vẫn không được hưởng ứng, anh băn khoăn: “Hay liên quan Việt kiều, ông ngại?”. Chủ nhà gạt ngang: “Chẳng ngại, có chăng là ngại phiền cho ông”.

“Ông rơi vào hoàn cảnh tôi thì cũng không cưỡng lại được đâu”. Khách kể việc mình bỗng dưng trở thành Việt kiều bằng câu mở đầu như thế. Chuyện quay về những ngày anh làm thợ xây sau khi ra tù, ngủ lại đêm ở công trình xây dựng ngay trên bờ biển. Nửa đêm nọ anh thức giấc, nhìn ra bãi biển thấy ánh đèn pin loang loáng, tưởng ngư dân đánh cá vô bờ, liền chạy ra xem. Vừa thấy bóng anh, đám người đang vây quanh chiếc thuyền lớn hoảng loạn, bỏ chạy tứ tung. Khi phát hiện chỉ có một người, lại đi tay không, bọn họ vây lại túm lấy, một bàn tay lạnh ngắt bịt lấy miệng anh rồi tra vấn. Anh thành thật thuật lại việc mình đường đột có mặt nơi này; vẻ đằng đằng sát khí kia dịu bớt. Thấy có cả người già và trẻ em, anh đoán đây là những người chuẩn bị vượt biên. Anh giãy giụa trong bất lực khi nghe bọn họ thầm thì bàn cách khử mình để diệt khẩu. Một bà già lên tiếng ngăn lại; vẫn không khiến đám đàn ông đổi ý, bà răn đe lạnh lùng: “Đường xa mà gieo ác thì tránh sao được nghiệp báo!?”. Những kẻ định gây tội ác chùn tay. Anh bị bỏ cùng lên tàu. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, tiếp theo là những ngày chờ đợi rã rời trong trại tị nạn, anh đến xứ người.

Nhìn người bạn lắm gian truân phiêu bạt, ông lại thấy gần gũi thân thương như ngày nào. Nhớ ngày đi học, bạn thích để tóc dài khiến lớp hay bị trừ điểm thi đua, ông chọc: “Sao cạo đầu trọc lóc như trái bưởi năm roi thế, bị chốc ghẻ hay định xuất gia?”. Bạn thật thà: “Tôi tham gia một tổ chức yểm trợ những người bị ung thư, trọc như này cũng là cách sẻ chia với người bệnh, ông ạ”.

Không lay chuyển được chủ nhà ra nước ngoài chữa bệnh, khách thở dài, chốt lại: “Thôi thế này, ông đi khám và bảo bác sĩ kê đơn với những loại thuốc tốt nhất hiện nay rồi chuyển cho tôi”. Thấy chủ nhà vẫn lưỡng lự, khách năn nỉ thiết tha: “Đừng ngại nữa, nhé!”. Đáp lại là ánh mắt ngước nhìn trìu mến rồi cúi xuống, giấu vẻ xúc động.

Họ chia tay khi khách tới giờ phải ra sân bay.

NGUYỄN TRỌNG HOẠT

分享到: