Tối 27–9,ộcthiChungvngvọngcổlầistanbul bb – adana demirspor đêm chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi “Chuông vàng vọng cổ lần VII năm 2012” do Đài Truyền hình TPHCM tổ chức đã diễn ra sôi nổi, hồi hộp đến phút cuối với phần thi tài ca diễn của 3 thí sinh: Phạm Thị Huyền Trang (SN 1986, Bạc Liêu), Nguyễn Văn Đáng (SN 1982, Bắc Giang) và Lê Thị Ngọc Thảo (SN 1981, Long An). Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Đua – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thân Thị Thư – Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Đào Văn Lừng – Vụ trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban đại diện phía Nam; cùng đại diện các sở ngành của TPHCM và đông đảo công chúng mến mộ vọng cổ cải lương ở TPHCM và các tỉnh thành.
Đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM trao giải Chuông vàng cho thí sinh Phạm Thị Huyền Trang. Ảnh: theo SGGPOL |
Trước đêm thi chung kết xếp hạng, Phạm Thị Huyền Trang đang là thí sinh cao điểm nhất của vòng chung kết 4 và dường như lợi thế này đã giúp cho cô gái trẻ tuổi nhất của đêm thi đủ bình tĩnh, bản lĩnh và tự tin ca diễn tốt trích đoạn cải lương “Nghĩa sĩ Cần Giuộc” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Đăng Minh và bài vọng cổ bốc thăm chọn ngẫu nhiên “Vầng trăng sông Trẹm” của tác giả Phi Hùng, đạt số điểm: 19,98 điểm, vượt qua hai thí sinh còn lại, đoạt Chuông vàng (40 triệu đồng) và đoạt cả giải thưởng do Hội đồng báo chí bình chọn.
Còn thí sinh Lê Thị Ngọc Thảo, theo đánh giá của tác giả Lê Duy Hạnh – Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật thì ở phần thi ca diễn trích đoạn “Cô gái sông Vàm” (tác giả Hữu Lộc – Hoàng Song Việt) đã thể hiện tốt, biết khắc phục được những nhược điểm, nhưng đến phần thể hiện bài vọng cổ bốc thăm chọn ngẫu nhiên “Dòng sông hoa tím” của tác giả Nhâm Hùng thì lại bị trục trặc, mất tự tin và đạt 19,96 điểm, đoạt Chuông bạc (30 triệu đồng).
Riêng với chàng trai duy nhất của đêm thi và cũng là thí sinh duy nhất của miền Bắc lần đầu tiên lọt vào đến đêm chung kết xếp hạng của Cuộc thi “Chuông vàng vọng cổ” là Nguyễn Văn Đáng thì dường như sức khỏe và chất giọng đã phần nào cản trở anh đến với vinh quang. Ở hai phần thi của mình, mặc dù Nguyễn Văn Đáng đã có nhiều nỗ lực và thậm chí anh còn “bạo gan” ca giọng Nam với bài vọng cổ bốc thăm ngẫu nhiên là “Chiều sông Lô” của tác giả Ngô Hồng Khanh, nhưng anh chỉ đạt số điểm 19,95 điểm, đành chấp nhận hạng ba.
Ngoài giải ba, Nguyễn Văn Đáng còn nhận được giải khán giả bình chọn nhiều nhất trong đêm thi chung kết xếp hạng.
Nguồn: SGGPOL