Đã có thời điểm Phú Yên triển khai công tác khuyến công theo chiều rộng,ảitiếnnăngsuấtnhờcôngnghệkèo 0 là gì các đề án được thực hiện dàn trải theo nhiều nội dung, lĩnh vực. Trong khi đó, nguồn kinh phí hạn hẹp khiến hiệu quả đem lại không cao. Để khắc phục những bất cập trên, khuyến công Phú Yên đã chuyển hướng tập trung hỗ trợ các nội dung về nâng cao năng suất, chất lượng, gia tăng giá trị và hàm lượng khoa học cho sản phẩm công nghiệp; hỗ trợ các cơ sở có sản phẩm CNNT tiêu biểu và các ngành nghề chủ lực…
Trong đó, các đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và hỗ trợ ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất được ưu tiên thực hiện. Từ năm 2014-2018, nội dung này chiếm tới 33,3% tổng kinh phí dành cho công tác khuyến công với 7 mô hình trình diễn kỹ thuật và 23 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến được triển khai.
Ứng dụng thiết bị tiên tiến cải thiện đáng kể năng suất lao động |
Kết quả, các đề án đã giúp doanh nghiệp, cơ sở CNNT dần hoàn thiện dây chuyền và hiện đại hóa các khâu sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Đáng chú ý, các đề án hầu hết được triển khai trong ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng vốn là những lĩnh vực có lợi thế ở địa phương, thu hút sự tham gia của các đối tượng.
Tuy nhiên, theo đại diện Sở Công Thương Phú Yên, việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh tuy có chuyển biến nhưng còn hạn chế về trình độ công nghệ; mô hình trình diễn kỹ thuật chưa được quan tâm nhân rộng, thiếu các đề án chuyển giao công nghệ mới, hiện đại. Nguyên do, phần lớn cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, thiếu thông tin về công nghệ, thiết bị, do vậy việc đầu tư còn thiếu đồng bộ. Số lượng cơ sở và nhu cầu hỗ trợ nhiều, vốn đầu tư lớn, trong khi nguồn kinh phí hạn hẹp, mức hỗ trợ chưa cao cũng hạn chế sức hút của chương trình khuyến công.
Trong thời gian tới, để có thêm nguồn vốn, Sở Công Thương sẽ nghiên cứu lồng ghép các chính sách khác như phát triển công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm lưu niệm, đặc sản… để phát triển CNNT. Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn khoa học kỹ thuật, vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường… để lồng ghép, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm CNNT. Rà soát, sửa đổi, bổ sung một số chính sách đã ban hành nhưng không còn phù hợp với thực tế để nâng cao mức hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo cơ sở để các địa phương tổ chức thực hiện.
Cùng với đó, nâng cao chất lượng công tác tư vấn đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến phù hợp; tăng cường khảo sát nhu cầu, tiếp cận các cơ sở CNNT, đặc biệt là các ngành công nghiệp có triển vọng tăng trưởng, có thế mạnh về các nguồn lực sẵn có về tài nguyên, nguồn nguyên liệu, thị trường. Nhân rộng các mô hình trình diễn kỹ thuật, các đề án có hiệu quả; tăng cường thẩm định, lựa chọn đề án chất lượng, kiểm tra tiến độ triển khai và kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí phù hợp, tổ chức đánh gia, rút kinh nghiệm thực hiện các chương trình, đề án khuyến công.
Từ năm 2014-2018, tổng kinh phí dành cho công tác khuyến công của Phú Yên là 11,36 tỷ đồng, trong đó nội dung xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và hỗ trợ ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến chiếm tới 33,3% tổng kinh phí. |