【ket qua bong da phap hom nay】Việt Nam đi kiện phòng vệ thương mại chưa bằng 1/10
Kiện chống bán phá giá áp đảo
Phát biểu tại hội thảo: Xu hướng mới trong pháp luật và thực tiễn phòng vệ thương mại ở Hoa Kỳ do Phòng Công nghiệp và Thương mại (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức chiều nay 25/6,ệtNamđikiệnphòngvệthươngmạichưabằket qua bong da phap hom nay tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá 78 vụ. Dù số lượng các vụ bị kiện thay đổi theo các năm, song xu hướng chung là hàng Việt ngày càng bị kiện chống bán phá giá nhiều hơn.
Đối với các vụ kiện chống trợ cấp, con số thống kê đến nay là 12 vụ và vụ kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá là 17 vụ.
Đi sâu phân tích, theo bà Trang, trong số 78 vụ điều tra chống bán phá giá, về thị trường, khoảng 20% các vụ kiện xuất phát từ Hoa Kỳ. Với chống trợ cấp, một nửa số vụ điều tra cũng xuất phát từ Hoa Kỳ. Các thị trường có số vụ khởi kiện lớn tiếp theo có thể kể đến là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, EU…
“Câu hỏi đặt ra là có phải các nước này đang nhằm vào Việt Nam hay không? Câu trả lời là không. Thực tế, trên thế giới, đây cũng là các thị trường đi kiện chống bán phá giá nhiều nhất”, bà Trang nói.
Về mặt hàng hóa, thống kê cho thấy, trong số 78 vụ kiện chống bán phá giá thì có 37 vụ liên quan đến sắt thép, chiếm gần một nửa các loại hàng hóa bị kiện. Với điều tra chống trợ cấp cũng có với gần ¾ vụ kiện liên quan đết mặt hàng sắt thép.
Nhóm mặt hàng tiếp theo phải đối mặt nhiều với các vụ điều tra chống bán phá giá là sợi, dệt. Việt Nam không mạnh về dệt nhưng số lượng các vụ điều tra liên quan đến sợi, dệt nhiều vì Việt Nam xuất khẩu một số sản phẩm sợi, dệt không thể sử dụng vào quá trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Điều đáng chú ý là, các mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, hai thị trường đứng đầu về khởi kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Bà Trang lưu ý thêm, trong số 78 vụ điều tra chống bán phá giá suốt thời gian qua, chỉ có 4 vụ việc liên quan đến mặt hàng nông, thủy sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đang muốn thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản trở thành mũi nhọn, đây cũng là vấn đề.
Nói sâu hơn về riêng các vụ kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, theo bà Trang, trong tổng số 17 vụ kiện thì có tới 16/17 vụ này, vụ gốc là ở Trung Quốc. Hàng Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá, sau đó nước nhập khẩu nghi ngờ hàng Trung Quốc được bán qua Việt Nam sang nước nhập khẩu nhằm lẩn tránh mức thuế trước đó. Đây cũng là điều rất đáng chú ý, quan tâm trong thời gian tới.
Đến nay, 99% đơn kiện trong các vụ việc xuất phát từ các nhà sản xuất nội địa. Lý do có thể bởi kinh tế khó khăn, khủng hoảng, giai đoạn nào càng khó khăn thì vụ kiện nhiều lên. Ngoài ra, nguồn cơn các vụ khởi kiện có thể xuất phát từ việc hàng rào thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giảm đi nên các nước nghĩ tới các biện pháp khác, trong đó một trong những biện pháp lý tưởng là áp dụng phòng vệ thương mại.
Doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường
Trái ngược với tình trạng ngày càng gia tăng các vụ khởi kiện phòng vệ thương mại kể trên, số lượng vụ việc Việt Nam chủ động khởi kiện khá ít ỏi. Cụ thể, theo bà Trang, tính đến thời điểm hiện tại, mới có tổng số 9 vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong đó, kiện chống bán phá giá là 3 vụ với mặt hàng thép và kiện tự vệ là 6 vụ với các mặt hàng: Thép, phân bón, bột ngọt, dầu thực vật và kính nổi.
Nhìn nhận về vấn đề kiện phòng vệ thương mại nói chung, đặc biệt là các vụ việc hàng hóa xuất khẩu Việt Nam bị khởi kiện, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho hay: Trong số các vụ kiện phòng vệ thương mại từ trước tới nay, điểm dễ nhận thấy là công tác kháng kiện của một số ngành hàng, doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả do thiếu kinh nghiệm ứng phó với đối thủ nước ngoài.
Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Mức độ hiểu biết của đa số các doanh nghiệp Việt Nam về phòng vệ thương mại còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm kháng kiện, chưa có kế hoạch đầu tư hợp lí vào việc kháng kiện cũng như chưa có chiến lược, định hướng rõ ràng, quyết tâm và chuyên nghiệp khi kháng kiện.
Ngoài ra, năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, trong khi chi phí để kháng kiện rất cao, để thành công có thể cần phải thuê luật sư tư vấn dày dạn kinh nghiệm từ chính nước khởi xướng điều tra. Một số doanh nghiệp còn tâm lý né tránh, không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ vào công tác kháng kiện trong khi sự tham gia vào toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc lại có vai trò quyết định cơ hội thành công cho doanh nghiệp.
Theo ông Trung, để ứng phó với kiện phòng vệ thương mại, trước tiên, các doanh nghiệp nên tự bảo vệ bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại. Ngoài ra, doanh nghiệp nên thường xuyên có hoạt động trao đổi thông tin với hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước nhằm nắm bắt được những thông tin cảnh báo sớm về khả năng bị khởi kiện tại thị trường xuất khẩu, từ đó lên phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tránh bị khởi kiện.
“Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ bị khởi kiện điều tra phòng vệ thương mại từ các nước khác, doanh nghiệp cần đa dạng hoá thị trường, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đa dạng hoá sản phẩm, tránh tăng trưởng xuất khẩu quá nóng vào một thị trường, chuyển dần từ chiến lược cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng và thương hiệu”, ông Trung nói.
(责任编辑:La liga)
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Xử phạt Công ty Gene Friend Việt Nam và Công ty Đức Hà do hàng loạt vi phạm trong kinh doanh dược
- ·Sản phẩm Hiweight Super: 'Đạo nhái' hình ảnh của sữa HiWeight để lừa đảo khách hàng?
- ·Amazon ra mắt EEA
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Doanh nghiệp cần lưu ý những nguy cơ xảy ra tranh chấp thương mại với đối tác Mỹ Latinh
- ·TP. HCM tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
- ·Nhiều doanh nghiệp Việt liên tục bị lừa khi xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Kinh nghiệm lựa chọn coworking space quận 1
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Indonesia điều tra chống bán phá giá sản phẩm polypropylene copolymer đến từ Việt Nam
- ·Đăng ký kiểm tra chất lượng ATKT và BVMT đối với ô tô và linh kiện nhập khẩu
- ·Taxi Xanh SM đạt 1 triệu chuyến sau 10 tuần, tiến tới phủ xanh 27 tỉnh thành trong năm 2023
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·VPBank thành lập Khối Quản trị và Phân tích dữ liệu nhằm tối đa hóa lợi ích khách hàng
- ·Sun World Fansipan Legend khai mạc Lễ hội Hoa hồng hoành tráng chưa từng có
- ·Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 2/9 ra sao?
- ·Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- ·Mercedes triệu hồi EQS và EQE EV vì lỗi gây mất điện đột ngột