VHO – Pháp luật Việt Nam đảm bảo cho tất cả phạm nhân,ảođảmquyềntựdotôngiáotínngưỡngchophạmnhâkèo đá hôm nay không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo được quản lý, giam giữ, tổ chức lao động cải tạo và thực hiện chế độ, chính sách một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quá trình chấp hành án phạt tù. Người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quảm lý trại giam và cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở giáo dưỡng (C10), Bộ Công an, hiện nay, trại giam Bộ Công an có 54 trại, nằm khắp miền đất nước, thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, giáo dục cải tạo những con người phạm tội bị pháp luật trừng phạt và trả về cho xã hội những con người có ích cho xã hội; sống theo pháp luật, không tái phạm tội, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đảm bảo cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và xây dựng đất nước yên bình, hạnh phúc.
Mỗi trại giam đều có một thư viện, trong đó có nhiều sách về tôn giáo, tín ngưỡng
Thực hiện nhiệm vụ được giao, hàng năm Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng tiếp nhận, quản lý, giáo dục cải tạo hơn 140.000 phạm nhân. Trong đó, có khoảng 12.000 phạm nhân khai trong hồ sơ tham gia tín ngưỡng, tôn giáo, ở nhiều tôn giáo khác nhau, như: 4.622 phạm nhân là tín đồ Công giáo, 503 phạm nhân là tín đồ Tin lành, 6.048 phạm nhân là tín đồ Phật giáo, 422 phạm nhân là tín đồ Cao Đài, 445 phạm nhân là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo …
Tất cả các phạm nhân nêu trên phạm tội với nhiều nguyên nhân, tính chất mức độ với nhiều tội danh khác nhau.
Khi chấp hành án tại các trại giam luôn được thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật, như: ăn, mặc, ở, khám bệnh, vui chơi giải trí, học tập, đọc sách, báo … Có thể nói các hoạt động giáo dục phạm nhân trong trại giam là hoạt động có ý nghĩa to lớn trong công tác cải tạo phạm nhân, giúp phạm nhân xóa bỏ mặc cảm tư ty, an tâm cải tạo, lao động sớm tái hòa nhập cộng đồng, không tái phạm tội. Bên cạnh đó, tất cả các chính sách đối với phạm nhân đều được trại giam tổ chức thực hiện nghiêm túc đúng pháp luật. Trong đó có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhận được pháp luật quy định.
Một phạm nhân đang chăm chú đọc một cuốn sách về tôn giáo giáo
Theo Luật thi hành án hình sự năm 2019 có hiệu lực thi hành ngày 1.1.2020, tại Điểm i Khoản 1 Điều 27 về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, có quy địn: “Phạm nhân được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật”. Đồng thời tại Khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.
Đây là chính sách pháp luật được cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không tước bỏ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của phạm nhân. Nhà nước luôn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm túc đúng quy định pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo đối với phạm nhân đang chấp hành án ở các trại giam. Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an đã chỉ đạo các trại giam trực thuộc, triển khai thực hiện nghiêm túc Điểm I Khoản 1 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của phạm nhân: “phạm nhân được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật”.
Các nữ phạm nhân theo các tôn giáo khác nhau, cùng đọc sách taị thư viện trại giam
Hiện nay, mỗi trại giam đều có tủ sách, thư viện, trong đó có nhiều sách về tôn giáo.
Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng cũng cho biết, ngày 1.4.2022, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an đã tiếp nhận 4.418 cuốn sách có nội dung tuyên truyền dân tộc, tôn giáo và đã cấp phát cho 54 trại giam phục vụ cho phạm nhân trong sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng. Có thể nói đây là nguồn kinh sách, ấn phẩm phục vụ tốt cho việc thực hiện chính sách pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm nhân. Hàng tuần vào các ngày nghỉ đều bố trí cho phạm nhân đến thư viện đọc sách, mượn sách về tôn giáo để đọc.
Tuy điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, phạm nhân theo nhiều tôn giáo khác nhau, ở cùng phòng giam, khu giam nhưng các trại giam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để phạm nhân có thể bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Điều đó thể hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta hiện nay hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân nói chung và phạm nhân đang chấp hành án phạt tù nói riêng. Đồng thời, thể hiện tính ưu việt của chế độ, tinh thần nhân đạo, tính nhân văn trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
HOÀNG HƯƠNG; ảnh: C10
顶: 1踩: 3
【kèo đá hôm nay】Bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho phạm nhân
人参与 | 时间:2025-01-12 20:40:27
相关文章
- Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- Dự kiến hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư vào Lạng Sơn trong năm 2024
- Không can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
- Kỳ điều hành ngày 15/2: Giá xăng dầu đồng loạt tăng
- Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với nước thứ 192
- Thủ tướng chủ trì họp đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV mạch 3
- Đẩy mạnh truyền thông tạo cầu nối thu hút hợp tác, đầu tư vào tỉnh Bắc Kạn
- Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- Triệt phá sòng bạc giữa đồng lúc nửa đêm
评论专区