10 tháng đầu năm 2022,ứctranhkinhtếcnhiềuđiểlịch thi đấu u17 châu âu huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Địa phương từng bước nâng chất các HTX theo phương châm đặt chất lượng lên hàng đầu.
Chanh không hạt trồng tại huyện Châu Thành được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Phát triển nông sản chủ lực
Nhắc đến chanh không hạt Hậu Giang, nhiều người nghĩ ngay đến vùng đất Châu Thành. Có lẽ do hợp thổ nhưỡng nên loại chanh trồng ở đây nhiều nước, vỏ bóng láng, bảo quản hơn một tháng, có thể vận chuyển đi xa, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Chọn chanh không hạt là sản phẩm chủ lực để phát triển, HTX Nông nghiệp Thạnh Phước hiện chuyên sản xuất cây giống; thu mua trái, sơ chế xuất khẩu và bao tiêu chanh không hạt trên địa bàn huyện. Nông dân tham gia vào HTX được hướng dẫn kỹ thuật canh tác và có đầu ra ổn định với giá bao tiêu cao hơn ngoài thị trường 1.000 đồng/kg. Mười tháng đầu năm 2022, doanh thu của HTX đạt 2,9 tỉ đồng, lợi nhuận 1 tỉ đồng.
Được thành lập năm 1999 với 84 thành viên, diện tích 97ha. Sau kiện toàn vào năm 2022, HTX có 25 thành viên, do bà Nguyễn Thị Thuyết là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương, làm giám đốc. Tổng diện tích đất sản xuất hợp tác của thành viên khoảng 40ha, tính riêng huyện Châu Thành là 10ha, vốn điều lệ 1,9 tỉ đồng.
Bà Nguyễn Thị Thuyết, Giám đốc HTX nông nghiệp Thạnh Phước, cho biết: “Mỗi tuần, HTX xuất đi được khoảng 3 container chanh không hạt, mỗi container từ 25-27 tấn, chưa kể bán sang Campuchia. Chanh không hạt của HTX đang được xuất khẩu đến các nước Đông Nam Á và Trung Đông. Việc xuất khẩu đã đi vào guồng máy nên mọi việc được dễ dàng, có sự tin tưởng lẫn nhau”.
Ông Nguyễn Văn Kiệt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, thông tin: Huyện đã có Nghị quyết chuyên đề, đang tập trung chỉ đạo củng cố, nâng chất tất cả các HTX trên địa bàn với phương châm đi sâu vào chất lượng, chứ không chạy theo số lượng. Phát triển ít HTX, nhưng phải có chất lượng, đồng thời tăng thành viên HTX.
“Những HTX mạnh có đầy đủ các khâu và các vấn đề liên quan đến xuất khẩu. Địa phương hỗ trợ thủ tục nếu HTX có nhu cầu, ngoài ra chúng tôi cũng chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân sản xuất đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP để xuất khẩu và định hướng phát triển vùng nguyên liệu”, ông Nguyễn Văn Kiệt cho biết thêm.
Nhiều điểm sáng
Trong tháng 10 và 10 tháng năm 2022, các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được chỉ đạo, thực hiện đảm bảo theo chương trình, kế hoạch đặt ra. Các nhiệm vụ chính trị của địa phương tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt; giải phóng mặt bằng, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt kết quả khá khả quan; thu ngân sách đạt, vượt chỉ tiêu; xây dựng nông thôn mới đối với xã Phú Hữu và Phú Tân được quan tâm thực hiện; cải cách hành chính, đặc biệt là giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, mức 4, chuyển đổi số được quan tâm chỉ đạo.
Về rau màu, trong tháng 10, xuống giống mới 50,6ha, lũy kế được 778,7ha, đạt 111% kế hoạch; sản lượng thu hoạch 1.531 tấn, lũy kế được 8.352 tấn, tăng 12% so cùng kỳ. Cây ăn trái có tổng diện tích 10.640ha, tương đương so với cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 17 tấn, lũy kế 10 tháng được 145.163 tấn, đạt 112% kế hoạch.
Hiện toàn huyện có 21 hợp tác xã, gồm 18 HTX nông nghiệp và 3 HTX phi nông nghiệp. Dự kiến đến cuối năm nay, giải thể thêm 3 HTX, toàn huyện còn 18 hợp tác xã. Huyện từng bước nâng chất, phát triển các HTX trên địa bàn đi sâu vào thực chất, giúp nâng cao đời sống bà con xã viên. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tập trung xây dựng các tiêu chí nông thôn mới đối với xã Phú Hữu và xã Phú Tân theo kế hoạch. Hiện nay, xã Phú Hữu đã được sở, ngành tỉnh có văn bản công nhận 11/19 tiêu chí, xã Phú Tân 6/19 tiêu chí.
Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục được duy trì thực hiện tích cực, chủ động; đặc biệt là thực hiện tốt công tác ứng phó với đỉnh triều cường dâng của tháng 9 và tháng 10 âm lịch nên chưa ghi nhận thiệt hại. Tuy nhiên, trong tháng xảy ra 1 điểm sạt lở, lũy kế đến nay có 18 điểm (giảm 9 điểm so với cùng kỳ); đã khắc phục xong 15/18 điểm, 3 điểm đang khắc phục, hoàn thành trong tháng 11-2022. Ngoài ra, giông lốc làm tốc mái 3 căn nhà, lũy kế có 15 trường hợp tốc mái và hư hỏng nhà, ước thiệt hại khoảng 1,3 tỉ đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành ước đạt 3.219 tỉ đồng, lũy kế 10 tháng thực hiện được 24.772 tỉ đồng, đạt 85,78% kế hoạch, tăng 34,48% so cùng kỳ. Ông Nguyễn Tấn Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, chia sẻ: “Đối với các dự án, công trình trọng điểm, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành và Trung tâm Phát triển quỹ đất phải thực hiện đúng theo tiến độ đã phê duyệt, đặc biệt 4 xã có cao tốc đi qua. Về lĩnh vực nông nghiệp, tới đây, huyện tập trung cho cây chanh, mít và con lươn”.
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, yêu cầu: Thời gian tới, các xã, thị trấn và các phòng, ban chuyên môn phải tập trung toàn lực, rà soát thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các địa phương chủ động ứng phó với triều cường, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp của nông dân. Phải thực hiện nghiêm công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, xử lý dứt điểm các trường hợp lấn chiếm lòng lề đường.
Liên quan đến tỷ lệ giải ngân, Chủ tịch UBND huyện đề nghị Ban quản lý dự án làm chủ công, trong tháng 11 phải giải ngân dứt điểm. Thực hiện tốt công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân từ xã đến huyện, hạn chế người dân phản ánh đến các cấp chính quyền...
Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, mong muốn các chủ mô hình, HTX, tổ hợp tác tăng cường theo dõi, tìm hiểu các chính sách hỗ trợ của tỉnh để tiếp cận, thụ hưởng. UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan và huyện Châu Thành tăng cường tiếp cận, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng phát triển của các chủ mô hình, HTX, tổ hợp tác. Trên cơ sở rà soát các chủ trương, chính sách của tỉnh triển khai các giải pháp hỗ trợ giúp các mô hình phát triển theo hướng bền vững hơn, góp phần đưa các nghị quyết của tỉnh đi vào cuộc sống. |
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN