Doanh nghiệp hồ hởi
Giữa lúc hàng trăm dự án nhà ở thương mại bế tắc vì quy định không có đất ở,ạtdựánnhàởđangđứnghìnhđóbxh bong da tay ban nha việc Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc nghiên cứu và chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác, khiến nhiều doanh nghiệp rất vui mừng.
Dự thảo đề xuất cho phép doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhận chuyển nhượng quyền sử dụng các loại đất theo quy định tại điều 9, Luật Đất đai 2024, mà đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp đang có quyền sử dụng đất được thực hiện dự án nhà ở thương mại đối với các loại đất khác không phải là đất ở theo quy định tại điều 9, Luật Đất đai 2024.
Là doanh nghiệp đã từng phải từ bỏ dự án ở cả Hà Nội và TP.HCM chỉ vì quy định đất ở, chia sẻ với PV.VietNamNet,ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu (GP.Invest), cho hay dự thảo nghị quyết nếu được thực hiện thí điểm sẽ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản khi đang vướng ở câu chuyện cung - cầu.
Theo ông Hiệp, thực tế hiện nay, đất khác chiếm tỷ lệ rất lớn và các dự án ách tắc chính ở vấn đề này. Vì thế, nếu Quốc hội cho phép thí điểm sẽ gỡ khó cho nhiều doanh nghiệp đang có các dự án nằm im 4-5 năm nay, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM.
Tuy nhiên, Chủ tịch GP.Invest mong muốn, các đất khác phù hợp với quy hoạch cho phép thì nên cho áp dụng.
“Tiêu chí quan trọng nhất là quy hoạch phải phù hợp với Luật Quy hoạch và quy hoạch của địa phương. Còn lại không nên giới hạn chỗ nào được làm, chỗ nào không được làm, sẽ dẫn đến cảnh xin - cho rất phức tạp. Nên tính toán đến khía cạnh này để không làm khó cho doanh nghiệp. Đã tháo gỡ thì tháo gỡ đồng loạt, với tất cả các dự án phù hợp với quy hoạch. Còn yếu tố tiên quyết không phù hợp với quy hoạch thì chắc chắn doanh nghiệp cũng đồng tình không thể cho làm. Có như vậy mới đúng nghĩa tháo gỡ”, ông Hiệp nói.
Doanh nghiệp cũng đang có vài dự án nhà ở vướng mắc tại các địa phương, ông Vũ Kim Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn SGO (SGO Group), cũng rất hồ hởi trước những thông tin tại dự thảo nghị quyết thí điểm nói trên.
“Tôi nghĩ các doanh nghiệp đều đang mong chờ, khi tháo được “nút thắt” này, nhiều dự án sẽ được thông pháp lý; giải phóng nguồn lực lớn cho doanh nghiệp. Nguồn cung nhà ở trên thị trường thời gian tới sẽ được cải thiện nếu thí điểm mở rộng các loại đất cho nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận sớm được áp dụng”, ông Giang đánh giá.
Tăng nguồn cung nhà ở, giá sẽ phù hợp hơn
Chia sẻ với PV.VietNamNet, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, cho rằng, dự thảo nghị quyết thí điểm cho nhận đất khác làm nhà ở thương mại phản ánh đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Việc thí điểm được thực hiện sẽ gỡ khó cho nhiều doanh nghiệp, cũng như thị trường bất động sản.
“Việc thí điểm này nếu sớm được áp dụng sẽ giúp tăng nguồn cung nhà ở, nhất là phân khúc nhà thương mại giá trung bình tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thời gian tới. Đồng thời, cũng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí khi thực hiện dự án. Từ đó, giá bán nhà cũng sẽ phù hợp hơn cho người dân”, ông Quyết đánh giá.
Trong khi đó, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), việc xây dựng dự thảo đề án thí điểm là rất cần thiết và còn có tính kế thừa các quy định phù hợp pháp luật và thực tiễn của Luật Đất đai 2013.
Vấn đề mấu chốt, ông Châu cho rằng, phải phòng ngừa, không để xảy ra tình trạng nhà đầu tư chiếm hưởng không chính đáng chênh lệch địa tô khi thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.