【kết quả bayern munich hôm nay】Còn hàng nghìn công trình nguy hiểm về cháy nổ vẫn đưa vào sử dụng
Đây là số liệu được nêu trong Báo cáo Kết quả giám sát về “Việc thực hiện chính sách,ònhàngnghìncôngtrìnhnguyhiểmvềcháynổvẫnđưavàosửdụkết quả bayern munich hôm nay pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018” của Đoàn Giám sát Quốc hội khóa XIV.
Nhiều chủ đầu tư tự ý điều chỉnh thiết kế, thi công sai
Báo cáo của Đoàn Giám sát cho biết, trong thời gian năm 2014 - 2018, lực lượng cảnh sát PCCC toàn quốc đã xem xét thẩm duyệt thiết kế về PCCC cho 58.504 dự án, công trình; tổ chức nghiệm thu về PCCC cho 29.230 dự án, công trình.
Chính phủ, các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công an đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thiết kế, thẩm duyệt về PCCC; cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết; niêm yết công khai thủ tục, hồ sơ, lệ phí trong lĩnh vực này nên thời gian thực hiện thủ tục thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC được rút ngắn. Bên cạnh đó, để bảo đảm yêu cầu về PCCC, các bộ, ngành, địa phương đã tăng cường chấn chỉnh, thực hiện các quy định pháp luật về thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC đối với các dự án, công trình. Do vậy, hầu hết các dự án, công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC xây dựng mới từ thời điểm có Luật PCCC và Luật Xây dựng đều được thẩm định, thẩm duyệt về PCCC trước khi cấp phép xây dựng.
Tuy nhiên, hiện nay cả nước vẫn còn 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy, nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC, trong đó chủ yếu là các công trình được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC (năm 2001) có hiệu lực. Tính đến tháng 7/2018, cả nước vẫn tồn tại 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được chủ đầu tư đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC.
Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội ngày 13/11/2019. Ảnh: quochoi.vn. |
Theo báo cáo của Chính phủ, nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư tự ý điều chỉnh thiết kế, thi công sai so với thiết kế được duyệt, lựa chọn, lắp đặt các hệ thống, thiết bị PCCC không đồng bộ, kém chất lượng dẫn đến hệ thống không hoạt động theo đúng chức năng nên chưa đủ điều kiện để được nghiệm thu về PCCC. Mặt khác, do sức ép về thời hạn xây dựng công trình nên chủ đầu tư phải bàn giao nhà cho người dân vào ở trong khi chưa hoàn thiện hệ thống kỹ thuật PCCC. Việc xử lý đối với các công trình này còn gặp nhiều khó khăn do liên quan đến mặt bằng kết cấu xây dựng và kinh phí đầu tư khắc phục.
Công tác xã hội hóa chưa được phát huy
Báo cáo Đoàn Giám sát còn cho biết, giai đoạn 2014 - 2018, ngân sách đầu tư cho công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH) khoảng 8.341 tỷ đồng (nguồn ngân sách trung ương chiếm 32,9% là 2.744 tỷ đồng, nguồn ngân sách địa phương chiếm 64,6% là 5.385 tỷ đồng, các nguồn khác chiếm 2,5% là 212 tỷ đồng); trong đó kinh phí đầu tư trang bị phương tiện PCCC và CNCH khoảng 4.912 tỷ đồng; kinh phí xây dựng trụ sở, doanh trại 2.460 tỷ đồng; kinh phí đầu tư cho các hoạt động khác 969 tỷ đồng.
Trong phân bổ ngân sách hàng năm, các bộ, ngành trung ương cơ bản chủ động xây dựng dự toán, bảo đảm chế độ, chính sách và kinh phí cho công tác PCCC, trong đó tập trung vào việc mua sắm phương tiện, trang thiết bị PCCC, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, phương án PCCC. Các tỉnh, thành phố đã thực hiện việc phân bổ ngân sách địa phương để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ PCCC.
Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan, đơn vị nơi đoàn giám sát đến làm việc đều cho rằng, nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác PCCC không đáp ứng đủ yêu cầu thực tế. Nhiều địa phương mới chỉ “hỗ trợ kinh phí cho hoạt động PCCC” (không đúng với tinh thần quy định của Luật PCCC - Điều 55 là Nhà nước cấp ngân sách bảo đảm cho công tác PCCC). Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn hẹp; khả năng huy động vốn từ các nguồn lực xã hội thấp, dẫn đến nhiều công trình hạ tầng phục vụ chưa được đầu tư đồng bộ, phải chia thành nhiều giai đoạn, thời gian đầu tư bị kéo dài.
Báo cáo cho biết thêm, công tác xã hội hóa PCCC đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo triển khai. Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động tạo ra các cơ chế khuyến khích đầu tư và huy động có hiệu quả nhiều nguồn lực ngoài ngân sách.
Mặc dù vậy, qua thực tế giám sát cho thấy, công tác xã hội hóa hoạt động PCCC ở nước ta hiện nay còn chưa thực sự phát huy được tiềm lực phát triển của xã hội do nhiều nguyên nhân như: công tác xã hội hóa về PCCC còn mới mẻ, nhận thức của nhiều cơ quan, tổ chức, người dân, thậm chí trong cả lực lượng PCCC về công tác này còn chưa đầy đủ; chưa có cơ chế, chính sách cũng như sự hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể; chưa khuyến khích được doanh nghiệp, người dân cùng tham gia....
D.T