BP - Năm học 2015-2016,ếnkinhnghiệmkiểuldquotrảnợquỷthầkết quả trận valencia hôm nay lĩnh vực GD-ĐT toàn tỉnh có 383 hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh. Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm tỉnh đã tổ chức 3 đợt họp xét, kết quả công nhận 34 hồ sơ đạt. Đây là con số khá khiêm tốn (9%) so với tổng số hồ sơ đề nghị. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổ thư ký, đa số giải pháp đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm không thể hiện cái mới, chỉ là tổng hợp các giải pháp thực hiện chuyên môn, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mà tác giả thực hiện với vai trò quản lý, giảng dạy của mình. Sáng kiến... kiểu đối phó Tại kỳ họp Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh diễn ra ngày 3-11-2016 (đợt 1) và ngày 29-12-2016 (đợt 2), Tổ thư ký đã trình hội đồng xem xét 165 sáng kiến. Qua xem xét, thảo luận hội đồng bỏ phiếu công nhận 16 sáng kiến cấp tỉnh. Tiếp đó ngày 24-3-2017, Tổ thư ký tiếp tục trình hội đồng 218 giải pháp đã được tổng hợp và lấy ý kiến từ các tổ chuyên môn và một số chuyên gia. Kết quả đã bỏ phiếu công nhận 18 sáng kiến cấp tỉnh. Trong số 383 giải pháp được đề xuất có đến 343 giải pháp được Tổ thư ký đề nghị không công nhận vì không đủ điều kiện. Sáng kiến kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng dạy và học. Trong ảnh: Cô và trò Trường mầm non Sao Mai (Phước Long) trong giờ học Theo đánh giá của Tổ thư ký, đa số hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến trình bày chưa đúng mẫu quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 12-5-2015 của UBND tỉnh. Các tác giả nặng về hình thức trình bày, có sáng kiến trình bày như đề tài nghiên cứu khoa học nhưng không đúng với cấu trúc của đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, thậm chí thiếu các mục quan trọng. Các sáng kiến có văn phong lủng củng, viết tắt không có chú thích và sai nhiều lỗi chính tả. Về nội dung, đa số các giải pháp được tác giả trình bày dàn trải, không đi vào trọng tâm sáng kiến; một số giải pháp có biểu hiện sao chép nội dung sáng kiến, tài liệu của tác giả khác đã công bố trên internet, có trường hợp trùng hoàn toàn nội dung. Có trường hợp trùng tên giải pháp, nội dung có chỉnh sửa đôi chút nhưng cũng không làm rõ được cái mới, không chứng minh được khả năng mang lại hiệu quả cao hơn giải pháp đã biết. Trên cơ sở đánh giá về hình thức và nội dung các sáng kiến, qua trao đổi trực tiếp với một số tác giả cho thấy phần lớn các tác giả đưa ra giải pháp mang tính đối phó, nhằm bổ sung hồ sơ xét thi đua - khen thưởng mà chưa chú trọng thực sự đến tính sáng tạo và hiệu quả áp dụng sáng kiến. Mặt khác, kết quả đánh giá của hội đồng sáng kiến ngành GD-ĐT ở một số huyện, thị và đơn vị trường học chưa thực sự chất lượng. Do đó, số lượng sáng kiến của ngành tuy nhiều gấp đôi so với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện nhưng chất lượng không cao. Đi tìm lời giải Tại cuộc họp Tổ chuyên môn, Tổ thư ký (thuộc Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh) ngày 3-3-2017 để thống nhất ý kiến trước khi trình hội đồng, ông Trịnh Đình Chung, Tổ phó Tổ Ngữ văn (Trường THPT chuyên Quang Trung, thị xã Đồng Xoài) cho rằng đa số giáo viên làm sáng kiến vì mục đích thi đua là chính chứ chưa chú trọng đầu tư thực hiện và đề cao tính ứng dụng một cách bài bản. Khi nhà trường thông báo đến hạn nộp sáng kiến thì chỉ viết trong một vài ngày, thậm chí một buổi nên chất lượng không cao. Đồng ý với ý kiến của ông Chung, các thành viên đề nghị Tổ chuyên môn làm việc khách quan để kết quả xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh phản ánh đúng thực trạng và các ngành có giải pháp chấn chỉnh hoạt động này trong thời gian tới. Các thành viên Hội đồng sáng kiến tỉnh thảo luận tại cuộc họp xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh khối giáo dục và đào tạo đợt 3 năm học 2015-2016 Ông Hồ Trọng Đường, Phó giám đốc Sở GD-ĐT hoàn toàn đồng ý với đánh giá của Tổ thư ký. Ông Đường cho rằng, đã là sáng kiến thì phải có yếu tố đổi mới nên giải pháp nào có biểu hiện sao chép, không cải tiến thì loại, sáng kiến nào mắc lỗi sai kiến thức cũng không công nhận. Còn thành viên hội đồng Trần Quốc Duy, Bí thư Tỉnh đoàn thì băn khoăn về thực tiễn áp dụng của các sáng kiến đã được công nhận. Anh Duy nhấn mạnh cần chú trọng đưa các sáng kiến này áp dụng rộng rãi trong thực tiễn, có báo cáo đánh giá kết quả cụ thể thông qua chất lượng dạy và học chứ không quan trọng việc công nhận bao nhiêu sáng kiến để rồi lãng quên. Tổ thư ký Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh cũng đề xuất đối với ngành GD-ĐT cần thường xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến cho cán bộ, giáo viên nắm rõ và thực hiện tốt các quy định hiện hành liên quan đến hoạt động sáng kiến kinh nghiệm. Trước khi đưa vào áp dụng hoặc áp dụng thử trong các trường học, sáng kiến cần phải được thông qua ban giám hiệu và hội đồng sư phạm của cơ sở áp dụng để kiểm tra, đánh giá về phương pháp, kiến thức. Tránh tình trạng một số giải pháp đã được trường, huyện, thị xã công nhận nhưng các chuyên gia nhận thấy sai về kiến thức; hiệu quả áp dụng sáng kiến có sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khi cùng một giáo viên giảng dạy. Qua thời gian tổ chức thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong ngành GD-ĐT, đến nay hoạt động này đang bộc lộ nhiều bất cập. Đa số giáo viên không hào hứng với việc làm sáng kiến bởi nhiều lý do. Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực GD-ĐT là việc cần làm, vì sau khi công nhận sáng kiến sẽ được áp dụng rộng rãi giúp nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên đã đến lúc cần có cách làm hiệu quả hơn, tách hoạt động sáng kiến kinh nghiệm ra khỏi chính sách thi đua - khen thưởng để khuyến khích những người có đam mê nghiên cứu, sáng tạo những sáng kiến có chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn của địa phương hơn là tổ chức một cách đại trà như hiện nay. P. Dung |