【sâm lốc online miễn phí】Chế tài mạnh xử lý thất thoát, lãng phí, tạo “đường băng” để kinh tế phát triển
Đừng để lãng phí các gói hỗ trợ | |
Cần giải pháp hữu hiệu hơn chống lãng phí trong sử dụng đất công | |
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Xử nghiêm vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm,ếtàimạnhxửlýthấtthoátlãngphítạođườngbăngđểkinhtếpháttriểsâm lốc online miễn phí chống lãng phí |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình trước Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ảnh: Quochoi.vn |
Lãng phí vì chủ trương “đầu voi, đuôi chuột”
Tại Phiên thảo luận ngày 31/10 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2016-2021, trong chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chia sẻ, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP giai đoạn 2016-2021 đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tích cực, song hành cùng với kết quả to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập. Theo đó, việc chấp hành pháp luật còn chưa nghiêm, trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí còn lớn, nghiêm trọng làm mất đi cơ hội phát triển của đất nước.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội cũng đã thẳng thắn chỉ ra nhiều vấn đề còn tồn tại trong công tác THTK, CLP.
Đại biểu Quốc hội Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) nêu thực tế, hầu hết chủ trương ban đầu đưa ra cơ bản là hợp lý, đúng hướng, tuy nhiên khi thực hiện còn mang yếu tố chủ quan và nhiều lý do khác dẫn đến “đầu voi, đuôi chuột”, kém hiệu quả, thậm chí để lại hậu quả lâu dài, nhất là lãng phí về tài sản, đầu tư, nguồn lực và niềm tin trong nhân dân.
Vị này lấy ví dụ, việc sử dụng tàu vỏ sắt theo Nghị định 67 là một chính sách mang ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, chủ quyền biển đảo, nhưng khi triển khai thực tế gặp rất nhiều khó khăn, bất cập từ nhiều khâu dẫn đến thua lỗ kéo dài. Hiện nay, các ngân hàng thương mại đã tiến hành thanh lý các tàu với giá rất thấp, chỉ bằng 10% giá trị ban đầu, nhiều ngư dân đã trở thành "con nợ" sau vài chuyến biển.
Nói về nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản, nguồn nhân lực, đại biểu Trần Đức Thuận (đoàn Nghệ An) cho hay, chủ yếu là nguyên nhân chủ quan, trong đó đáng chú ý là việc định mức, tiêu chuẩn, chế độ ở nhiều lĩnh vực chậm được sửa đổi, có định mức, tiêu chuẩn, chế độ quá lạc hậu, không phù hợp với thực tế, nhất là trong tình hình phát triển nhanh về nhiều mặt của đất nước ta như hiện nay. Việc khảo sát, lập dự toán chưa sát nên quy mô dự án, công trình vượt quá nhu cầu, không sát thực tế nên hiệu quả thấp. Việc chậm tiến độ triển khai hoặc thi công kéo dài các dự án, công trình cũng là một trong những nguyên nhân gây lãng phí lớn.
Cùng với lãng phí về tiền của, tài nguyên, đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) cho rằng: “Đó chỉ là bề nổi của 'tảng băng', mới chỉ là một phần của những lãng phí hữu hình mà chúng ta có thể nhìn thấy được, chỉ ra được, đo đếm được, chỉ bấy nhiêu thôi chúng ta đã thấy rất lớn, rất nghiêm trọng rồi”. Do đó, vị này nhấn mạnh đến những lãng phí vô hình với sức tàn phá lớn hơn nhiều, làm mất đi cơ hội phát triển của đất nước, đó chính là "lãng phí niềm tin" và "lãng phí trách nhiệm".
Cần chế tài mạnh đối với các hành vi gây lãng phí
Từ những hạn chế nêu trên, các đại biểu Quốc hội đều nhấn mạnh đến công tác hoàn thiện pháp luật trong THTK,CLP; đặc biệt cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những cơ quan, đơn vị, cá nhân, người đứng đầu cơ quan chủ quản gây ra những vụ việc thất thoát, lãng phí; đồng thời nêu gương, khen thưởng những nơi thực hiện tốt.
Đề cập đến lãng phí trong quản lý vốn đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp nhà nước, đại biểu Phạm Thúy Chinh (đoàn Hà Giang) đề nghị, Chính phủ sớm tổng kết trình Quốc hội sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Đồng thời chỉ đạo tăng cường đổi mới quản trị cho các doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc chuẩn quốc tế, trong đó tập trung vào tinh giản bộ máy quản lý doanh nghiệp, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ quản lý, nhất là người đứng đầu các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, đồng thời xây dựng cho được đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi. |
Theo đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa), giải pháp cốt lõi là Đảng và Nhà nước cần có chiến lược xây dựng cho được trong nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, mỗi tổ chức và toàn xã hội văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm, tư duy làm việc hiệu quả, gắn với việc thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật và có chế tài mạnh đối với các hành vi gây lãng phí, thất thoát mới tạo được sự chuyển biến tích cực về THTK, CLP trong thời gian tới.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội và sẽ hoàn thiện báo cáo gửi Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, công tác thực hành tiết kiệm trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất tốt. Do đó, Bộ trưởng mong Quốc hội hết sức thấu hiểu, chia sẻ và giúp đỡ, hỗ trợ Chính phủ hoàn thiện pháp luật một cách nhanh nhất, tạo ra “đường băng” để kinh tế phát triển.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. |
Nói về nguyên nhân tác động đến việc THTK, CLP, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, đây là lĩnh vực có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương và nhiều đơn vị nên vấn đề về văn bản quy phạm pháp luật phải được hoàn thiện; tiếp tục hoàn thiện về các giải pháp, về trách nhiệm của cơ quan quản lý và vấn đề giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại.
Bộ trưởng cho biết, nhiều vướng mắc trong Luật Đầu tư công là một trong những khiến nhiều dự án chậm tiến độ, điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần. Bên cạnh đó, vướng mắc trong Luật Đất đai hiện hành dẫn tới tình trạng chậm tiến độ thu hồi đất, bởi sau khi có quyết định thu hồi, cơ chế để đền bù, bồi thường cho nhà đầu tư đã đầu tư trên đất như nào vẫn nằm trên giấy, không triển khai được trên thực tế…
Nói về một số giải pháp liên quan đến tài sản công, lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, Bộ đang xây dựng các quy định về các định mức sử dụng xe ô tô (Nghị định 04), quy định về cơ chế tiếp khách, công tác phí… Dự kiến tháng 11/2022, Chính phủ sẽ ban hành quy định về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô…
相关文章
Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
Ngày 14/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Văn Thủy, Chủ tịch xã Nâm2025-01-13Moscow có kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid
Ông Sobyanin cho biết, giai đoạn thử nghiệm sau khi vaccine được cấp phép có thể kéo dài từ 2 đến 62025-01-13Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác Liên Triều thông quan thương mại quy mô nhỏ
Hàn Quốc cam kết nỗ lực thúc đẩy hợp tác Liên Triều. Ảnh minh họa: Daily Express/VOVSự kiện sẽ đánh2025-01-13Thế giới đối phó với làn sóng Covid
Ảnh minh họa:KTTính đến trưa 3/8 (giờ Việt Nam), cả thế giới có hơn 18,2 triệu ca nhiễm virus SARS-C2025-01-13Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
Thái Nguyên: Xử phạt 6 cơ sở kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng vi phạm TP. Hồ Chí M2025-01-13Tại sao “mạt cưa” và “mướp đắng” được dùng để chỉ những người chuyên lừa lọc?
Thực tế, đây là một thành ngữ dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa lọc, bịp bợm mọi người hòng chuộc l2025-01-13
最新评论