【kèo nhá cái】Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp “lấy đà” tăng tốc
Tháng 1/2023: 33 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2023 tăng 10,ệpsảnxuấtcôngnghiệplấyđàtăngtốkèo nhá cái85% |
Doanh nghiệp quyết tâm
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Bộ Công Thương đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 tăng khoảng 8 - 9%. Để có thể hiện thực hóa mục tiêu này, ngay trong tuần làm việc đầu tiên của năm mới Quý Mão, theo Chỉ thị 03 ngày 27/1 của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các doanh nghiệp công đã tăng tốc sản xuất, đầu tư.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã chủ động tìm kiếm đơn hàng, thay đổi phương thức sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu sản xuất hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra |
Tại thời điểm này, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã sẵn sàng vào guồng sản xuất, kinh doanh, đơn cử như Công ty Intech Group, mỗi tháng có khả năng sản xuất gần 30.000 con lăn công nghiệp và hiện tại họ đã nhanh chóng đầu tư thêm các máy cắt laser công nghệ cao, với mục tiêu tăng năng suất, sản lượng 30% trong năm 2023.
Doanh nghiệp cho biết dự kiến 2023 còn nhiều thách thức nên tối ưu nguồn lực, đầu tư trung tâm nghiên cứu sâu là hướng đi của họ.
Hay như Công ty Xe đạp Thống Nhất tại thời điểm này đã hoạt động 100% công suất, hiện Công ty đang đẩy mạnh bán hàng tại thị trường miền Bắc, phát triển thị trường miền Trung, miền Nam. Không chỉ phục vụ nhu cầu tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp cũng có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất cho xuất khẩu.
Tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, đại diện lãnh đạo công ty cho biết, năm 2022 đánh dấu sự trưởng thành của Rạng Đông trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Cũng từ năm 2022, Rạng Đông bước vào giai đoạn 2 của chuyển đổi số, kết nối các modul đã được số hóa từng phần trong tất cả lĩnh vực hoạt động, đồng bộ hóa từng phần, tiến tới đồng bộ hóa toàn phần, với mục tiêu tăng trưởng 25 đến 30% (giai đoạn 2023-2025). Giai đoạn 3 (2024-2025) sẽ xây dựng nhà máy sản xuất thông minh.
Bên cạnh đó, năm 2023, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất là 25% và phấn đấu lên mức 30%.
Tại địa phương như Hà Nội, Theo Ban Quản lí các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, tính đến hết ngày 31/1, 100% các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn đã quay trở lại hoạt động sau Tết cùng với các tín hiệu sản xuất tích cực.
Với tỷ lệ lao động trở lại làm việc cao sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp công nghiệp trên cả nước đã bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh với khí thế sôi nổi, tinh thần quyết tâm cao và chủ động tăng tốc ngay từ đầu năm, góp phần hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Tăng tốc đảm bảo tăng trưởng
Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2023, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do cầu của thị trường nước ngoài có xu hướng giảm; nhà nhập khẩu chậm thanh toán; lượng tồn kho tăng cao; dòng tiền của doanh nghiệp cạn kiệt sau 2 năm dịch bệnh gây trở ngại cho việc duy trì sản xuất kinh doanh.
Để ngành công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2023, theo Tổng cục Thống kê, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm như tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu; kích cầu tiêu thụ trong nước.
Thúc đẩy sản xuất công nghiệp tạo đà cho những tháng tiếp theo, Bộ Công Thương cho biết, cần tiếp tục bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ tối đa các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, Bộ cũng triển khai các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp theo các định hướng ưu tiên đã được xác lập: Phát triển các ngành công nghiệp nền tảng như cơ khí, thép, thiết bị điện...; một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như dệt may, da giày, điện tử... công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả công nghiệp phục vụ an ninh, quốc phòng; công nghiệp chế biến sâu đối với các sản phẩm nông lâm, thủy sản; công nghiệp khai khoáng theo hướng chỉ cho phép áp dụng các công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản hiện đại, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững. Cùng với đó, ngành Công Thương sẽ triển khai hiệu quả các giải pháp của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam. Từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa. |