Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số “Make in Vietnam” nhằm thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,ắtnềntảngcôngnghệxửlýgiọngnóitiếngViệtứngdụngtrítuệnhântạkèo chấp 1.5/2 là gì định hướng đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng cho biết, Bộ TTTT lựa chọn giới thiệu và bảo trợ về truyền thông cho các ứng dụng nền tảng chuyển đổi giọng nói tiếng Việt thành văn bản VAIS và nền tảng giọng nói nhân tạo tiếng Việt tự nhiên Vbee, vì đây là 2 nền tảng tiên phong tại Việt Nam về công nghệ lõi Speech–to–Text và Text–to–Speech sử dụng trí tuệ nhân tạo để chuyển đổi giữa giọng nói và văn bản tiếng Việt.
Nền tảng VAIS hiện đã được nhiều cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương sử dụng như: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ TTTT, UBND TP. Hà Nội và hơn 50 đơn vị báo chí, truyền hình để phục vụ gỡ băng bài phát biểu tại các kỳ họp, sự kiện.
Nền tảng Vbee đã cung cấp dịch vụ cho hơn 20 nghìn khách hàng cá nhân, hơn 500 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Vbee còn được sử dụng rộng rãi trong 3 lĩnh vực chính: tổng đài tự động, giải pháp tương tác thiết bị thông minh và nội dung số tự động.
Ông Nguyễn Thành Hưng cũng cho biết thêm, công nghệ giọng nói tiếng Việt có thể được ứng dụng vào các sản phẩm và dịch vụ, cung cấp cho cộng đồng người khiếm thị và người bị câm, giúp người khuyết tật dễ dàng tiếp cận thông tin và sản xuất thông tin, mang lại ý nghĩa xã hội to lớn.
Đại diện Bộ TTTT cho biết, trong thời gian qua, bộ đã ra mắt 10 nền tảng khác nhau. Có những nền tảng được thị trường chấp nhận và hết sức phổ biến, có những nền tảng khác còn hết sức mới.
Tuy nhiên, theo phản hồi của thị trường, chất lượng của các nền tảng Việt không thua kém của nước ngoài, thậm chí tại một số lĩnh vực ngách, chất lượng của các nền tảng Việt còn tốt hơn của nước ngoài, chẳng hạn như nhận dạng, xử lý giọng nói tiếng Việt đạt độ chính xác tốt hơn, nền tảng học trực tuyến./.
GP- VH