【kết quả trưc tiếp】Việt Nam đang yêu cầu Australia xem xét lại lệnh cấm nhập khẩu tôm
Từ ngày 9-1,ệtNamđangyêucầuAustraliaxemxétlạilệnhcấmnhậpkhẩutôkết quả trưc tiếp Australia ban hành lệnh khẩn cấp cấm nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ Việt Nam vào Australia và áp dụng đến ngày 9-7.
Nguyên nhân Australia đưa ra lệnh cấm, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, do phát hiện virus đốm trắng có trong tôm bán tại các cửa hàng và nghi ngờ đây là nguyên nhân của việc bùng phát dịch đốm trắng tại Queensland (Australia). Theo đó, các lô hàng đến Australia kể từ ngày 9-1 sẽ bị tiêu huỷ hoặc tái xuất.
Mới đây, phía Australia đã nới lỏng lệnh cấm bằng việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu với một số sản phẩm. Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ dẫn lời ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, lệnh cấm này đã gây ra thiệt hại cho ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam, trong đó lượng tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang Australia vào khoảng 55 triệu AUD.
"Lệnh tạm dừng nhập khẩu tôm chưa qua nấu chín mà không có thời gian cảnh báo đủ để các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam biết và có các giải pháp nhằm tránh tổn thất lớn về kinh tế là việc làm mà theo chúng tôi là chưa thực sự phù hợp với thông lệ chung và với tinh thần gìn giữ, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại tốt đẹp giữa Việt Nam và Australia”, ông Khánh nói.
Các cơ quan chức năng của Australia vẫn đang tiếp tục điều tra nguyên nhân gây ra dịch bệnh đốm trắng, trong khi những người nuôi tôm nước này thì đổ lỗi cho tôm nhập khẩu từ các nước châu Á. Song theo ông Khánh, tôm Việt Nam cần được tiếp tục xuất khẩu sang Australia trừ khi có bằng chứng về việc nhập khẩu từ nước ngoài là nguồn lây bệnh.
“Trong trường hợp Australia tiếp tục duy trì lệnh cấm, Việt Nam đề nghị Australia sớm đưa ra các bằng chứng khoa học đầy đủ cho thấy có mối liên hệ giữa tôm nhập khẩu từ Việt Nam và dịch bệnh đốm trắng tại Australia”, ông Khánh nhấn mạnh.
Thêm vào đó, một số doanh nghiệp Việt Nam còn cho rằng lệnh cấm nhập khẩu của Chính phủ Australia đã vượt quá mức cần thiết quy định của WTO. “Chúng tôi đang nghiên cứu quan điểm này của các doanh nghiệp”, ông Khánh chia sẻ.
Phía Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản của Australia cũng lên tiếng rằng lệnh cấm này đã gây ra ảnh hưởng xấu đến uy tín thương mại quốc tế của Australia. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp nước này vẫn bảo lưu quan điểm rằng họ cần bảo vệ ngành nuôi trồng thủy sản trong nước.
相关推荐
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- Người đàn ông bị ong đốt tử vong khi đi vào rừng lấy củi
- Chữa bỏng bằng lông nhím, cả vùng da bị loét rộng, hoại tử nặng
- Dị tật hiếm gặp ở phổi khiến người phụ nữ Hà Nội sốc mất máu, suy hô hấp
- Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- Bị phát hiện có vi khuẩn nguy hiểm, lô dầu gội đầu phải thu hồi gấp
- Trình Quốc hội “Luật sửa một số Luật để thực thi Hiệp định CPTPP" vào tháng 5
- Ngân hàng được lợi gì khi vay vốn quốc tế?