欢迎来到Empire777

Empire777

【nhan dinh 24h】Tận dụng lợi thế FTA: Cà phê Việt phải thay đổi “lối mòn”

时间:2025-01-10 01:41:39 出处:Cúp C1阅读(143)

Doanh nghiệp cà phê Việt cần đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến

Thưa ông,ậndụnglợithếFTACàphêViệtphảithayđổilốimònhan dinh 24h khi Việt Nam tham gia ký kết các FTA, hàng nông sản của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, đặc biệt là thuế suất giảm mạnh. Với riêng ngành cà phê thì sao?

Với ngành cà phê của Việt Nam hiện nay chưa bị ảnh hưởng lớn từ các ký kết FTA. Vì, Việt Nam có hơn 90% xuất khẩu cà phê nguyên liệu. Thậm chí, vì các nước đang cần nguyên liệu cho ngành công nghiệp cà phê chế biến của họ, nên đã hạ thuế suất ở mức hợp lý là 5%, thậm chí 0%, như vào Nhật họ chỉ đánh thuế VAT chứ không đánh thuế nhập khẩu.

Tận dụng lợi thế FTA: Cà phê Việt phải thay đổi “lối mòn”
Ông Nguyễn Văn An- Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Hòa

Với cà phê chế biến của Việt Nam vào thị trường thế giới lại rất nhỏ, khó cạnh tranh được với các nước có nền công nghiệp chế biến cà phê phát triển. Vừa qua, một số doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng đã chào mặt hàng cà phê chế biến vào Nga, Hàn Quốc… nhưng rất khó để tiếp cận thị trường này, do Braxin đã có mức giá cạnh tranh hơn.

Câu chuyện cà phê chế biến của Việt Nam khó vào thị trường thế giới không phải là vấn đề mới, tại sao đến giờ, chúng ta vẫn chưa thay đổi được thực trạng này?

Cà phê hòa tan của Việt Nam sản xuất ra vẫn đang sử dụng công nghệ sấy nóng dùng từ những năm 1960. Còn công nghệ mà nhiều quốc gia tiên tiến ưa chuộng hiện nay là công nghệ sấy thăng hoa (còn gọi là sấy lạnh). Công nghệ này sẽ giúp giữ được hương vị cà phê, cho ra cà phê chất lượng cao, còn sấy nóng hương vị cà phê sẽ mất dần đi trong quá trình chế biến. Tại Việt Nam, mới có duy nhất nhà máy của Tập đoàn Olam (Singapore) đầu tư ở Long An là sử dụng công nghệ chế biến sấy lạnh.

Với công nghệ sấy lạnh đối tượng cạnh tranh của sản phẩm tương đối thấp, trong khi đó sấy nóng lại bị cạnh tranh nhiều. Thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… rất chuộng cà phê sấy lạnh.

Để có sự chuyển đổi công nghệ này, các chính sách hỗ trợ tài chính hiện nay có đáp ứng được cho các DN chế biến cà phê hay không, thưa ông?

Chính sách tài chính hiện nay không khuyến khích phát triển dài hạn, thị trường vốn vẫn phụ thuộc phần lớn vào thị trường ngân hàng, chứ chưa có các thị trường vốn khác (như các quỹ hỗ trợ...). Hiện nay muốn đầu tư nhà máy phải vay dài hạn, trong khi đó vay dài hạn lãi suất lại cao, vay ngắn hạn lãi suất thấp. Cho nên, nhiều khi DN “chết” vì lách chính sách lấy ngắn hạn đầu tư dài hạn..

Khi hội nhập, các quốc gia sẽ có nhiều cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam. Việc cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Các DN cà phê Việt đã có những sự chuẩn bị như thế nào?

Để tồn tại, chúng tôi đang hướng đến những thị trường mới, nhưng không hề dễ “đặt chân” như suy nghĩ. Ví dụ, cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc, ngay cả khi có Hiệp định FTA ASEAN - Trung Quốc, thuế suất nhập khẩu đồng loạt các mặt hàng cà phê sang đây vẫn ở mức không ưu đãi là 8%, cộng với chính sách thuế VAT của Trung Quốc quá cao (tới 17%), cho nên nếu làm đủ thuế cho lô hàng xuất khẩu chúng tôi phải mất 25% thuế. Vì vậy, chúng tôi đã nghĩ tới nhiều phương án khác để đạt hiệu quả cao hơn.

Xin cảm ơn ông!

FTA là vấn đề “sống còn” đối với cà phê hòa tan. Do vậy, doanh nghiệp phải có những đầu tư mang tính đột phá cho công nghiệp chế biến, để thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: