Có tới 8 ngân hàng nằm trong “tầm ngắm” của các nhà chức trách,ụySĩđiềutrangânhànglớncódấuhiệuthaotúngtỷgiá1/1.5 là gì bao gồm 4 ngân hàng Thụy Sĩ là UBS, Credit Suisse, Julius Baer và Zurcher Kantonalbank. Thêm 4 ngân hàng quốc tế khác là JP Morgan Chase, Citigroup, Barclays và Royal bank of Scotland.
Theo Ủy ban Cạnh tranh nước này, các ngân hàng đã thông đồng thao túng tỷ giá trên thị trường tiền tệ bằng cách trao đổi các thông tin bí mật và phối hợp tiến hành các giao dịch ngoại hối với nhau.
Danh sách các ngân hàng bị điều tra còn có thể kéo dài.
“Cơ quan cạnh tranh không loại trừ còn có các ngân hàng và các trung gian tài chính (môi giới) khác tham gia vào các thỏa thuận này”, Ủy ban này cho biết.
Các cơ quan quản lý tài chính quốc tế đang tiến hành điều tra liệu các ngân hàng có bí mật dàn xếp để thao túng thị trường tiền tệ với quy mô lên tới 5 nghìn tỉ đô mỗi ngày hay không?
Ngoài các ngân hàng đang bị Thụy Sĩ điều tra, các cơ quan quản lý khác còn đang ngắm tới các ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Goldman Sachs và HSBC. Ngân hàng Anh cũng đang bị cuốn vào các cáo buộc và 1 nhân viên đã bị đình chỉ công tác.
Theo các luật sư, các cuộc điều tra và hành động pháp lý có liên quan có thể kéo dài hàng năm trời và khiến các ngân hàng thiệt hại lớn với các khoản phạt và danh tiếng bị hủy hoại còn hơn cả vụ tai tiếng thao túng lãi suất Libor.
Các ngân hàng đã phải trả 6 tỉ USD tiền phạt trong vụ điều tra thao túng lãi suất Libor, trong khi một số các quan chức ngân hàng và nhà môi giới đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự.
Hầu hết các ngân hàng bị điều tra lần này đều từ chối bình luận vụ việc, hoặc chỉ cho biết họ sẽ hợp tác điều tra. Chỉ có ngân hàng Credit Suisse cho biết họ ngạc nhiên khi biết thông tin trên và ngân hàng này không nằm trong danh sách bị điều tra sơ bộ vào cuối năm ngoái.
Mai Hương (Theo CNN Money)