Tiết học ở Trường tiểu học Hồng Quảng (A Lưới) Người học gặp khó Tiếp xúc với nhiều học sinh người dân tộc ít người ở A Lưới và Nam Đông,ếngAnhchohọcsinhvùngcaovừadạyvừagỡkhósoi kèo new zealand hỏi chuyện học tiếng Anh, tôi nhận được câu trả lời: "Ui chao, khó lắm!". Được khích lệ, nhiều em kể “khổ”. Em Hồ Thị Niên, học sinh Trường THCS Hồng Vân (A Lưới) tâm sự: “Em học trên lớp xong về nhà lại quên nhưng không biết hỏi ai vì ba mẹ, người thân, hàng xóm đều không biết tiếng Anh. Những phần em gặp khó nhất là cách đọc, cách viết và nghĩa của từ”. Cũng như Niên, nhiều học sinh lớp 1, 2 được tiếp xúc và bắt đầu từ lớp 3, tiếng Anh trở thành môn bắt buộc. Đó là cả một hành trình… vượt khó. Tiếng Anh là ngoại ngữ thứ hai và là ngôn ngữ thứ ba của học sinh người dân tộc ít người. Học sinh người dân tộc ít người gặp trở ngại khi phát âm. Nguyên nhân được lý giải là do đặc trưng về khẩu hình ngôn ngữ. Các em cũng dễ nhầm khi phát âm một số từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ. Nhớ không tốt nên thuộc rất ít từ vựng. Chưa kể, gặp những từ tiếng Anh khó hiểu cần phải giải thích, trò (và cả thầy nữa) đều lúng túng. Ở góc độ quản lý ngành, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nam Đông Lại Quốc Trình cho rằng, đa số học sinh người dân tộc ít người tiếp cận với công nghệ thông tin khó khăn nên kiến thức, kỹ năng hạn chế. Về phần phụ huynh, không phải họ chưa quan tâm mà đúng hơn là không biết tiếng Anh nên không biết lấy đâu để bày vẽ… cho con (!). Học ngoại ngữ nói chung cần giao tiếp nhiều, nhưng các em học sinh dân tộc ít người lại hay ngại ngùng. Thiệt thòi hơn khi gia đình đều khó khăn nên không có điều kiện mua sắm các phương tiện, thiết bị thông minh phục vụ nhu cầu học tập. Đó cũng là lý do vì sao điểm thi tốt nghiệp tiếng Anh ở A Lưới và Nam Đông mãi đạt thấp. Thậm chí, có học sinh lớp 7 và 8 vẫn không thể giới thiệu về mình bằng những câu đơn giản, dù đã học từ lớp 1. Người dạy cũng lắm nỗi lo Tuy không xa trung tâm huyện, nhưng cũng như nhiều trường học ở A Lưới, Trường tiểu học Hồng Quảng vẫn trong tình trạng thiếu thốn trăm bề. Trường chỉ có 1 giáo viên tiếng Anh, đảm trách dạy tiếng Anh cho 5 lớp học. Tiếng Anh vẫn phải dạy “chay” trong sách giáo khoa, thầy đọc trò nghe là chủ yếu. Trường chưa có phòng luyện âm, trang thiết bị máy nghe thì hạn chế… Sách truyện thiếu thốn, đặc biệt các loại sách bổ trợ học tốt, nâng cao khả năng tiếng Anh cho các em lại càng hiếm. Khảo sát dạy học tiếng Anh tại các trường nội trú, tôi cũng được biết, vẫn mang nặng tư tưởng ứng thí, kể cả khi thi cuối cấp và thi vào đại học. Các chủ đề trong sách giáo khoa tiếng Anh phù hợp nhưng có nhiều từ mới các em chưa từng tiếp xúc nên giáo viên mất khá nhiều thời gian để giải thích. Tranh ảnh minh họa không có, giáo viên tự tìm, rồi phô tô về cho học sinh xem. Đáng nói là, “cái khó ló cái khôn”, nhiều giáo viên yêu nghề đã biết cách tạo không khí học tập và tránh gây áp lực. Chẳng hạn, họ tận dụng mọi cơ hội để học sinh tiếp xúc với vật thật, tình huống thực, sử dụng các công cụ dạy học để “đưa” học sinh lại gần đời sống thực tế. Nhiều giáo viên khuyến khích các em đưa ra ý kiến làm cho tiết học bớt căng thẳng và các em dần tự tin hơn. Học sinh được tạo điều kiện lựa chọn hoạt động theo sở thích; tham gia xây dựng kế hoạch và đánh giá bài học... Khi kiểm tra từ vựng, giáo viên kiểm tra theo các tiêu chí: Cách viết, nghĩa của từ và cách đọc của các em. Tuy nhiên, qua khảo sát tại huyện A Lưới cho thấy, nhiều giáo viên dạy tiếng Anh vẫn bộc lộ yếu kém và bất cập. Họ vẫn quen dùng tiếng Việt trong giờ dạy. Mới đây, theo ông Hồ Văn Khởi, Trưởng phòng GD&ĐT huyện A Lưới, do không đủ tiết dạy nên nhiều giáo viên tiếng Anh phải “chạy sô”, dạy liên trường. Ông Khởi cũng cho biết, toàn huyện mới chỉ có 3 giáo viên tiếng Anh là người dân tộc ít người. Dạy tiếng Anh cho học sinh dân tộc ít người, tốt nhất vẫn là giáo viên dân tộc ít người. Đổi mới cách dạy và học Dạy tiếng Anh cho học sinh dân tộc ít người ở vùng cao Thừa Thiên Huế đã được triển khai hàng chục năm trước. Ngay từ lớp 1 và 2, học sinh dân tộc ít người được các trường tiểu học có điều kiện cho học thêm tiếng Anh, còn từ bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông là môn học bắt buộc. Tuy nhiên, khởi đầu dạy và học tiếng Anh chỉ mang tính hình thức và hiệu quả đạt được cũng rất… mơ hồ. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được triển khai và áp dụng trong năm học 2020 - 2021, tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục từ lớp 3 đến lớp 12. Riêng bậc tiểu học, tại hai huyện Nam Đông và A Lưới, được biết 100% trường đều dạy tiếng Anh (từ lớp 3 đến lớp 5) với 4 tiết học mỗi tuần. Huyện Nam Đông chỉ có 7 trường dạy tiếng Anh dưới dạng làm quen từ lớp 1. Hiện tại, cách dạy và học của giáo viên và học sinh chủ yếu theo hướng thi trắc nghiệm; cách dạy học ở các trường chưa bám chuẩn đầu ra và đang dạy theo sách giáo khoa; việc cải tiến phương pháp dạy học không cao do chưa tương thích giữa việc học và thi; một số lượng lớn thí sinh làm bài tiếng Anh để tránh điểm liệt nên không cố gắng. Không khó mới là chuyện lạ, khi mà học sinh dân tộc ít người ở Nam Đông và A Lưới chưa thông thạo tiếng Việt lại phải học tiếng Anh. Tuy nhiên, khó cũng phải vừa dạy vừa gỡ, bởi đó là yêu cầu của đổi mới, hội nhập và phát triển. Vấn đề đặt ra là, ngành giáo dục cần đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất để có được một môi trường dạy học tiếng Anh tốt. Việc dạy học tiếng Anh cần hướng vào năng lực, kỹ năng hơn là kiến thức, tạo thêm nhiều hứng thú, động lực cho học sinh dân tộc ít người học môn này. Bài, ảnh: Huế Thu |