当前位置:首页 > Cúp C1 > 【soi kèo juve】Đừng để hình ảnh giáo viên nhếch nhác trong mắt học trò 正文

【soi kèo juve】Đừng để hình ảnh giáo viên nhếch nhác trong mắt học trò

来源:Empire777   作者:Cúp C2   时间:2025-01-25 22:23:41

dung de hinh anh giao vien nhech nhac trong mat hoc tro

Bệnh thành tích trong giáo dục đang là áp lực nặng nề với giáo viên. Ảnh: ST.

Áp lực từ bệnh thành tích

Áp lực bệnh thành tích trong giáo dục,Đừngđểhìnhảnhgiáoviênnhếchnháctrongmắthọctròsoi kèo juve ghi chép sổ sách, áp lực về kinh tế, xã hội đang đè nặng lên đôi vai nhiều giáo viên. Tại hội thảo "Áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên phổ thông hiện nay" được tổ chức tại Hà Nội mới đây, giáo viên Dương Thị Phương Thảo, trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi khi đến các kỳ thi như giáo viên dạy giỏi chúng tôi thường đùa với nhau là chuẩn bị ‘lên thớt’. Đó chỉ là cách nói vui của giáo viên nhưng các cuộc thi này chúng tôi quá áp lực và vất vả”.

Các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp không chỉ áp lực đối với học sinh, phụ huynh mà còn là gánh nặng đối với giáo viên. Vì các kết quả của kỳ thi tuyển sinh đầu cấp sẽ dùng để đánh giá xếp hạng của nhà trường và giáo viên. Theo đó, giáo viên gánh trên vai nhiệm vụ làm sao để tất cả học sinh trong lớp vượt qua kỳ thi và vào được các trường bằng nguyện vọng 1. Một cô giáo THCS tâm sự: “Do là giáo viên chủ nhiệm lớp 9 nên hiện tôi phải dạy phụ đạo cho học sinh 3 buổi/tuần, thời gian dạy phụ đạo đến 19 giờ tối. Đó là áp lực thực sự nhưng chúng tôi không có cách nào khác, bởi các chỉ tiêu mà bệnh thành tích đặt ra. Bản thân chúng tôi nếu không vượt qua áp lực đó sẽ bị đánh giá về năng lực nghề nghiệp, bị đồng nghiệp trong trường và quận đánh giá".

Giáo viên còn chịu áp lực hồ sơ sổ sách. “Đồng nghiệp của tôi ở Thái Nguyên kể, mỗi năm ngành giáo dục đưa một mẫu giáo án và yêu cầu giáo viên không sử dụng giáo án cũ, điều này rất bất cập, vô lý. Tại sao có chuyện, trong giáo án có sai một từ so với mẫu là bị đánh giá năng lực giáo viên, tại sao có yêu cầu trong giờ học cô không được khen học sinh là rất đúng, tôi thấy điều đó là phản giáo dục. Đây là áp lực từ cấp quản lý cơ sở, từ hiệu trưởng, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo đặt ra cho giáo viên”, cô Thảo cho biết.

Từ thực trạng trên, TS Phạm Thị Kim Anh, Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định, đã tạo ra căn bệnh không trung thực trong giáo dục. Hiện tại, từ giáo viên, nhà trường đến Bộ Giáo dục và Đào tạo đều chạy theo "bệnh thành tích trong giáo dục", khiến thầy cô mệt mỏi với các chỉ tiêu. Ví dụ, 100% học sinh phải lên lớp, không được bỏ học… “Chỉ khi nào khâu quản lý được cởi trói, thầy cô mới được giải phóng và chữa được "bệnh" thiếu trung thực. Đừng đặt lên vai người thầy những chỉ tiêu nặng nề, nếu sẵn sàng cho học sinh trượt, đúp khi các em học yếu, kém, thầy cô đỡ khổ”, TS Kim Anh cho biết.

Cô giáo Dương Thị Phương Thảo cho hay, để giảm áp lực cho giáo viên, trước tiên cần thay đổi thi cử, giảm tải chương trình, tiết học, hồ sơ. "Tại sao bắt chúng tôi chép tay đến 80 trang trong sổ chủ nhiệm, trong khi tất cả danh sách hồ sơ học sinh, thông tin phụ huynh đã có trên máy tính? Tại sao không in ra mà bắt chép? Điều này rất vô lý nhưng diễn ra từ năm này đến năm khác", cô Thảo nêu quan điểm.

Đồng lương quá ít ỏi

Mặc dù, áp lực công việc khá lớn song hàng tháng giáo viên vẫn chỉ nhận được những đồng lương ít ỏi. Cô Dương Thị Phương Thảo đi dạy học từ năm 2004 nhưng đến cuối năm 2009 mới được vào biên chế. Mặc dù, đã có 14 năm đứng trên bục giảng nhưng đến nay lương của cô Thảo cũng chỉ hơn 4,7 triệu đồng/tháng. “Với đồng lương như vậy tôi sẽ sống như thế nào ở Thủ đô, một thành phố lớn. Cũng may mắn là tôi có sự hỗ trợ của gia đình mới có thể bám trụ nghề. Đối với những giáo viên không có sự ủng hộ của gia đình sẽ phải suy nghĩ về việc mình có thực sự tâm huyết với nghề hay không, khi mức lương chỉ có như thế”, cô Thảo cho biết.

Cô Thảo cũng thông tin thêm, một đồng nghiệp của cô đã theo chồng đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản. “Cô ấy là giáo viên dạy môn Lịch sử đã 8 năm nhưng mỗi tháng cũng chỉ nhận được 4,1 triệu đồng tiền lương, trong khi đó phải thuê nhà nên không thể bám trụ được với nghề. Mặc dù, trước đây, cô ấy rất ao ước về nghề giáo nhưng vào rồi thì thấy quá nhiều bất cập đến mức phải bỏ nghề”, cô Thảo chia sẻ.

Thu nhập được xem là động lực quan trọng để giáo viên tích cực trau dồi kỹ năng nâng cao nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy, thế nhưng do thu nhập quá thấp, nghề giáo đã không nuôi sống được bản thân. TS Phạm Thị Kim Anh chỉ ra thực tế, một sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường có mức lương trung bình khoảng 2 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân theo lương và phụ cấp kèm theo của một giáo viên khoảng từ 3 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/tháng/người. Còn đối với những giáo viên có thâm niên công tác từ 13 năm trở lên có mức lương và phụ cấp khoảng từ 3,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/tháng/người.

Để bám trụ với nghề, không ít giáo viên đã phải bán đồ ăn, mỹ phẩm, quần áo online để kiếm thêm thu nhập. “Khách hàng của giáo viên lại chính là phụ huynh, học sinh, từ đó vị thế của giáo viên cũng trở nên nhếch nhác trong mắt học trò của mình. Để hình ảnh giáo viên không nhếch nhác trong con mắt học trò và xã hội cần có một cuộc cách mạng về tiền lương cho đội ngũ giáo viên”, TS Phạm Thị Kinh Anh nhận định.

TS Phạm Thị Kim Anh cũng đề xuất, ngành Giáo dục tạo điều kiện cho giáo viên được dạy thêm với hình thức học sinh tự nguyện để họ có thể sống được bằng chính nghề của mình. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có chính sách tăng lương xứng đáng hơn cho giáo viên để các thầy cô chuyên tâm với nghề.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh