当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【tỷ số wap】Xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc: Cần thay đổi tư duy 正文

【tỷ số wap】Xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc: Cần thay đổi tư duy

2025-01-10 19:47:50 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:103次

Bộ NN&PTNT

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị. Ảnh: NNK

Chiều ngày 13/9/2019,ấtkhẩunôngthủysảnsangthịtrườngTrungQuốcCầnthayđổitưtỷ số wap tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Công thương phối hợp tổ chức.

Nhiều mặt hàng đã sụt giảm mạnh

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 7/2019, kim ngạch XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,64 tỷ USD, giảm 7,9% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhiều mặt hàng trước đây có sự tăng trưởng đột biến đã sụt giảm mạnh như: Rau quả đạt 1,6 tỷ USD giảm 8,1%; sắn và sản phẩm sắn đạt 466,3 triệu USD giảm 9,6% so cùng kỳ 2018, gạo đạt 159,4 triệu USD giảm 67,5% so với cùng kỳ năm 2018; cà phê đạt 52,7 triệu USD giảm 8,9%.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản những tháng đầu năm 2019 đã cho thấy những dấu ấn của sự khó khăn do những hàng rào kỹ thuật các thị trường dựng lên. Thời gian qua cũng chứng kiến những biến động của nền kinh tế thế giới, sự xung đột lợi ích của các siêu cường kinh tế, cộng với những thay đổi trong chính sách kiểm soát nhập khẩu đã khiến XK nông sản sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh lý do khách quan, ông Trần Tuấn Anh cũng chỉ ra những bất cập, vấn đề tồn tại, hạn chế chủ quan như chưa thực sự bền vững trong khâu tổ chức sản xuất, XK; khó kiểm soát vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Không những vậy, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam còn thiếu thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu, nhu cầu của thị trường. Đồng thời, DN giữ tập quán kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, không ổn định về thị trường dẫn đến tình trạng tồn đọng, ùn ứ trong nước và ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả XK...

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, XK nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời gian tới sẽ gặp phải các khó khăn thách thức như tác động từ các chính sách mới và thực thi chính sách từ năm 2018 của các cơ quan quản lý Trung Quốc, tăng cường kiểm nghiệm, kiểm dịch, an toàn thực phẩm nhập khẩu; chính sách thương mại biên giới được siết chặt theo hướng ngày càng đi vào chính quy, thu hẹp diện mặt hàng trao đổi cư dân biên giới…

Thay đổi tư duy, đừng giữ mãi thói quen XK tiểu ngạch

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, những thay đổi từ phía thị trường Trung Quốc cho thấy đã đến lúc các DN không thể chậm trễ mà phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh ngay từ hôm nay, vì bất kỳ thị trường nào cũng có những hàng rào kỹ thuật dựng lên liên quan đến an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, Trung Quốc là một thị trường cực kỳ tiềm năng cho nông sản Việt Nam, với dân số đông, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, đây sẽ là một thị trường siêu khổng lồ nếu chúng ta biết đáp ứng các yêu cầu mới của phía bạn. “Chúng ta phải thay đổi tư duy, đừng giữ mãi thói quen XK tiểu ngạch bởi chính sách kiểm soát nhập khẩu của họ là nhất thể hóa theo chính ngạch. Nếu không thay đổi, bản thân nông dân, DN sẽ gặp khó…”- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Đồng thời, để chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, thời gian tới, hoạt động XK nông sản của chúng ta cần chú trọng về công tác quy hoạch, tái cơ cấu sản xuất hàng nông thủy sản, coi trọng đến công tác đàm phán mở cửa thị trường, tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn hàng nông, thủy sản nhằm vượt qua hàng rào kỹ thuật. Song song đó, thông tin, định hướng, hỗ trợ cho người nông dân, các DN trong hoạt động sản xuất, chế biến XK, cũng như các chính sách nhằm tăng cường liên kết chuỗi...

Bà Lê Hoàng Oanh – Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công thương cũng nêu rõ: "Đã đến lúc phải thay đổi tư duy, giảm dần tiến tới xóa bỏ thương mại tiểu ngạch, tập trung xuất khẩu chính ngạch để giảm thiểu rủi ro pháp lý cũng như từng bước xây dựng thương hiệu; sản xuất phải theo quy hoạch, căn cứ, nhu cầu dung lượng của thị trường, mùa vụ”.

Ở góc độ địa phương, ông Dương Văn Thái – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang kiến nghị, Bộ Công thương, Bộ NNPTNT tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng nông sản, trái cây khác của Việt Nam được nhập khẩu chính thức vào thị trường Trung Quốc như na, cam, bưởi, chanh, ớt. Đồng thời, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ tại một số thị trường như Mỹ, Úc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong đó, quan tâm tạo điều kiện đơn giản các thủ tục hành chính, hỗ trợ các địa phương tiếp cận thông tin thị trường quốc tế, các yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn nhập khẩu của từng thị trường.

Tính đến hết tháng 7/2019, kim ngạch XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,64 tỷ USD, giảm 7,9% so cùng kỳ năm 2018.

Khánh Linh

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜