【nhan dinh bongda】Đã đến lúc thắt chặt chính sách tài khóa

Đã đến lúc thắt chặt chính sách tài khóa
Nguồn lực công đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đất nước ngày càng lớn. Ảnh tư liệu.

Cần kết thúc chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa đang được sử dụng như một đòn bẩy hữu hiệu đưa nền kinh tế nước ta trở lại quỹ đạo tăng trưởng theo đúng mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Trong hơn 4 năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế đất nước rất khó khăn, Bộ Tài chính đã kiên trì thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển một cách bền vững.

Theo đó, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ, Quốc hội giảm gần 200 nghìn tỷ đồng mỗi năm tiền miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân trong giai đoạn khó khăn trong ngắn hạn. Nếu tính trong 4 năm qua và năm 2024, dự kiến gần 900 nghìn tỷ đồng đã được “rót” vào nền kinh tế thông qua các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế đã dần lấy lại đà, năm sau hồi phục hơn năm trước và bền vững hơn.

Đồng bộ nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp

Đã đến lúc thắt chặt chính sách tài khóa

"Muốn trung hạn và dài hơi thì Việt Nam cần đồng bộ nhiều chính sách khác. Tùy vào nguồn lực kinh tế - xã hội cả thế giới và Việt Nam, tùy vào nguồn lực ngân sách nhà nước mà năm tới vẫn có thể xem xét duy trì chính sách này nhưng liều lượng phải ít hơn và phù hợp hơn". T.S Cấn Văn Lực – chuyên gia tài chính ngân hàng

Trong bối cảnh đó, hiện vẫn cần một nguồn lực không nhỏ cho cải cách tiền lương, tăng cường năng lực cho tài chính công để đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường giao thông, cao tốc, sân bay, bến cảng và an sinh xã hội, duy trì hoạt động bộ máy…

Nếu tiếp tục duy trì việc nới lỏng chính sách tài khóa sẽ “gây khó” cho việc thực hiện các mục tiêu nêu trên, dù thu ngân sách những năm gần đây không ngừng được cải thiện, do Bộ Tài chính liên tục có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong triển khai thu ngân sách, thu được nhiều khoản bấy lâu nay chúng ta chưa thu được.

Để bước sang một chu kỳ mới

Phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, cần phải có cái nhìn chia sẻ và có nhận thức chung rằng, chính sách tài khóa mở rộng thực hiện hết năm 2024 thì cần kết thúc để bước sang một chu kỳ mới.

“Đã đến lúc thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt kể từ năm 2025, nhằm tăng nguồn lực công đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững”- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ.

Theo người đứng đầu ngành Tài chính, để phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu đề ra trong năm 2024, ngành Tài chính còn rất nhiều việc phải làm. Trong đó, Bộ Tài chính tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn về thể chế, pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.

Bộ Tài chính tiếp tục nắm bắt, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến thu NSNN, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp. Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vướng mắc cho người nộp thuế, ổn định sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN.

Trên thực tế, nhờ điều hành khéo léo, hiệu quả, triển vọng tài khóa của Việt Nam tương đối ổn định. Tại cuộc họp gần đây với Bộ Tài chính, Trưởng Đoàn tham vấn Điều khoản IV của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - ông Paulo Medas đánh giá, triển vọng tài khóa của Việt Nam đến nay đã tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối mạnh và cao so với các quốc gia mới nổi khác. Nợ công trong trung hạn của Việt Nam vẫn trong phạm vi kiểm soát.

Như vậy, có thể thấy kinh tế vĩ mô đã từng bước ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế đã dần lấy lại đà so với trước thời điểm dịch Covid-19. Vậy vấn đề đặt ra đó là cần xem xét lại các chính sách tài khóa hỗ trợ đã thực hiện bền bỉ hơn 4 năm qua.

Mặt được của chính sách là hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua sóng gió. Tuy nhiên, tác động của nó tới thu NSNN là không nhỏ. Việc giảm thu ngân sách từ nhiều khoản thuế, phí, lệ phí đã khiến cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương gặp khó khăn. Nếu không thực hiện các chính sách hỗ trợ thuế, khoản vượt thu sẽ có thêm nguồn lực để giảm bội chi, giảm nợ công, dành cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Để phấn đấu thu đạt và vượt dự toán NSNN được giao, người đứng đầu ngành Tài chính luôn sát sao. Tại các cuộc giao ban đánh giá thực hiện nhiệm vụ hàng tháng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành vào cuộc, quyết liệt thực hiện công tác thu NSNN, tăng cường quản lý thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế; tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công (nhất là về đất đai, giải phóng mặt bằng, quy trình thủ tục các dự án ODA, vay ưu đãi nước ngoài...).

Hạn chế lồng ghép nhiều chính sách xã hội trong chính sách thuế

Theo Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 Bộ Tài chính hướng đến việc mở rộng cơ sở thu, phấn đấu thu nội địa chiếm tỷ lệ khoảng 85 - 86% tổng thu; định hướng điều chỉnh hàng loạt sắc thuế trọng yếu; hạn chế tối đa lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật thuế...

Theo đó, mục tiêu tổng quát trong kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 là tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, gắn với cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật thuế và chính sách miễn, giảm, bảo đảm tính trung lập của thuế, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho NSNN.

Theo PGS. TS. Lê Xuân Trường, điểm mấu chốt các chính sách xã hội cần thực hiện bằng công cụ chi ngân sách và chính sách an sinh xã hội. Có như vậy, mới xây dựng được một hệ thống thuế đơn giản, công bằng và hiệu quả.

Quản lý nhà nước phải đảm bảo cả tính công bằng, hiệu quả và phải được thực hiện bằng nhiều công cụ khác nhau. Mỗi công cụ chính sách có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, cần sử dụng các công cụ chính sách đúng đối tượng và đúng mức độ để đạt được các mục tiêu của quản lý nhà nước, vừa đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo đời sống người lao động, đảm bảo nguồn lực để Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế và thực hiện các chính sách xã hội.

Nhiều tổ chức quốc tế cũng từng khuyến nghị Việt Nam hạn chế tình trạng lồng ghép chính sách an sinh xã hội trong triển khai các chính sách thuế. Việc thực thi trong thời gian dài sẽ gây mất an toàn, an ninh tài chính quốc gia.

Vì đối với Việt Nam, không chỉ các giải pháp tài khóa hỗ trợ nền kinh tế trong 4 năm qua, chúng ta đã có nhiều bước tiến nổi bật trong cải cách hệ thống thuế, ưu đãi thuế hỗ trợ doanh nghiệp, như chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên nhiều phương diện, trong đó có yếu tố chính sách ưu đãi thuế, nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính sách này cũng cần phải được sửa đổi cho phù hợp, bởi lĩnh vực, địa bàn được hưởng ưu đãi thuế còn dàn trải, cùng với việc lồng ghép nhiều chính sách xã hội trong chính sách thuế đã làm giảm tính trung lập của thuế, làm gia tăng chi phí ngân sách của việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cúp C2
上一篇:Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
下一篇:Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước