Nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau,ăngcườngthanhkiểmtramặthngrauthịmẹo chơi bắn cá online thịt không an toàn, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 với chủ đề “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Võ Hoàng Hận (ảnh), Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh xung quanh vấn đề này. Những hoạt động trọng tâm nào sẽ được triển khai trong tháng hành động, thưa ông ? - Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay được triển khai trên toàn tỉnh, thời gian từ ngày 15-4 đến 15-5. Tháng hành động nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở các cấp, người quản lý; nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với rau, thịt là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm rau, thịt tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối, cung ứng rau, thịt, nông sản, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt không an toàn. Đến nay, hầu hết các huyện, thị, thành đã tổ chức lễ phát động và đã có kế hoạch hưởng ứng tháng hành động. Cấp tỉnh, huyện, xã sẽ tổ chức đoàn thanh, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm và tập trung vào những cơ sở sản xuất, sơ chế/giết mổ, chế biến, kinh doanh rau thịt và các mặt hàng chế biến từ thịt. Đồng thời, truyền thông về an toàn thực phẩm đến chính quyền các cấp, ban quản lý chợ, siêu thị, chợ đầu mối, khu du lịch, khu công nghiệp. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn cho người tiêu dùng. Vận động các cơ sở sản xuất, sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh thực phẩm nói không với chất cấm trong chăn nuôi; thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia; đảm bảo vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến rau, thịt, vệ sinh cá nhân nhằm phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Còn những khó khăn gì trong thực hiện thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm, thưa ông ? - Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn để xác định thịt có bơm nước hay không bơm nước tại các sạp kinh doanh thịt ở các chợ. Việc kiểm tra ở các cơ sở giết mổ cũng không dễ dàng. Còn về rau thì càng gặp khó, không thể rau nào cũng lấy mẫu. Rau bán ở chợ đa số lấy từ các hộ trồng nhỏ lẻ nên không hề có hóa đơn mua hàng hóa, khó truy nguồn gốc. Rau không có bao bì nên khi truy ra hộ trồng rau cũng không xác nhận rau đó của nhà mình bán. Việc xử phạt đối với các đối tượng buôn bán nhỏ lẻ rất khó khăn. Ở tuyến huyện, xã việc kiểm tra còn thiếu phương tiện và cũng gặp phải những vấn đề tương tự nên công tác kiểm tra chỉ tập trung vào kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, qua hồ sơ, các loại giấy tờ,… Các đoàn thanh, kiểm tra thực hiện công tác truyền thông là chủ yếu. Chúng tôi hy vọng sẽ tạo được ý thức của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, xây dựng ý thức tiêu dùng thông thái ở người tiêu dùng. Ông có lời khuyên gì đối với người tiêu dùng để có thể lựa chọn rau, thịt an toàn cho bữa ăn gia đình mình ? - Theo hướng dẫn thì thịt heo có chứa chất siêu nạc thường có màu đỏ khác thường, sáng và bóng, có những quầng đỏ thâm dưới da. Lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo, độ dày chưa đến 1cm, trong khi thịt lợn bình thường lớp mỡ dày từ 1,5-2cm. Khi mua thịt cần để ý chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có dịch vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt nuôi bằng chất tạo nạc. Việc phân biệt thịt lợn, trâu, bò bị bơm nước là rất khó. Bởi bản thân trong thịt cũng chứa một tỷ lệ nước nhất định. Vì vậy, người tiêu dùng cần để ý và lựa chọn kỹ sản phẩm. Thịt có màu sắc khác thường thì không nên mua. Cách tốt nhất là lựa chọn thực phẩm rau, thịt ở những nơi uy tín, có dấu của đơn vị thú y. Mua rau ở các điểm bán rau an toàn để đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình mình. Xin cảm ơn ông ! HỒNG DIỄM thực hiện |