【ti le cá cuoc】Từ chối liên minh với Mỹ, Ấn Độ không muốn “đặt hết trứng vào 1 giỏ“?
Giữa bối cảnh mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc lao dốc sau cuộc xung đột đẫm máu ở biên giới 2 nước trên dãy Himalaya cũng như căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng leo thang,ừchốiliênminhvớiMỹẤnĐộkhôngmuốnđặthếttrứngvàogiỏti le cá cuoc thậm chí có thể trở thành một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, việc Ấn Độ nghiêng về phía Mỹ dường như được cho là một lẽ tự nhiên trong tam giác chiến lược này. Cuộc đụng độ biên giới gây thương vong lớn nhất trong hơn 50 năm quan hệ Ấn - Trung đã "làm nóng" các cuộc tranh luận rằng, liệu New Delhi có nên hình thành một liên minh chính thức với Washington để đối phó với Bắc Kinh hay không, và liệu điều đó sẽ thay đổi mối quan hệ giữa 3 nước cũng như định hình môi trường địa - chính trị ở Ấn Độ - Thái Bình Dương như thế nào. Cựu Thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee từng khẳng định trong một bài phát biểu năm 1998 ở New York, Mỹ rằng Ấn Độ và Mỹ là "hai đồng minh tự nhiên của nhau trong hành trình tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới". Tuyên bố này được coi là một sự dịch chuyển mạnh mẽ trong chính sách không liên minh của New Delhi trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Một số nhà quan sát ở Trung Quốc dường như cũng tin rằng việc Ấn Độ đứng về phía Mỹ để đối đầu với Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian. Vì sao Ấn Độ ngần ngại liên minh với Mỹ? Trên thực tế, hơn 2 thập kỷ sau tuyên bố trên của cựu Thủ tướng Ấn Độ, bất chấp những cuộc trao đổi về cái gọi là "liên minh tự nhiên", cho đến nay, Ấn Độ vẫn ngần ngại trong việc chọn đứng về bên nào trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung. New Delhi cũng chưa sẵn sàng để hoàn toàn chấp nhận chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump hay kế hoạch thành lập liên minh 4 bên với Mỹ, Nhật Bản và Australia. Ấn Độ ngần ngại tham gia vào một liên minh quân sự với Mỹ bởi nước này lo ngại sẽ mất khả năng "tự trị chiến lược" và trở thành đồng minh cấp thấp bởi sự bất đối xứng rõ ràng về quyền lực giữa Washington và New Delhi. Mặc dù Mỹ và Ấn Độ cùng chia sẻ nhiều giá trị chung nhưng mối quan hệ 2 nước vẫn không thể phát triển lên những nấc thang mới, phần lớn là bởi thái độ trung lập của Ấn Độ trong Chiến tranh Lạnh và mối quan hệ liên minh của Washington với Pakistan. Phải tới cuối những năm 1990, Ấn Độ mới bắt đầu xích lại gần Mỹ, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và quốc phòng khi cùng chia sẻ một mối lo ngại chung, đó là sự ảnh hưởng về kinh tế và ngoại giao ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở trong và ngoài châu Á. Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, dù hợp tác ngày càng sâu rộng với Mỹ nhưng Ấn Độ vẫn giữ thái độ cảnh giác trước xu hướng xa rời đồng minh của Tổng thống Trump. Ngoài ra, nước này cũng không muốn từ bỏ quan hệ đối tác đa dạng với các quốc gia khác, đặc biệt là sự hợp tác về an ninh và quốc phòng với Nga. Sự phức tạp trong tam giác Mỹ - Ấn - Trung Dù vậy, cuộc đụng độ biên giới đẫm máu đầu tiên giữa Ấn Độ và Trung Quốc kể từ năm 1975 có thể trở thành sự kiện mang tính bước ngoặt trong quan hệ Mỹ - Ấn bởi tranh cãi về vấn đề biên giới vẫn luôn là mắt xích yếu nhất trong quan hệ Ấn - Trung. "Sự bùng nổ những cuộc đụng độ biên giới sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn giữa bối cảnh 2 nước cùng đối mặt với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán, đồng thời buộc New Delhi tái cân nhắc nghiêm túc về lập trường của mình đối với nội dung chống Trung Quốc trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Washington", Pang Zhongying - một chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Hàng hải Trung Quốc nhận định. Các nhà phân tích thận trọng đánh giá mối quan hệ nồng ấm, cùng các hoạt động ngoại giao thân thiết và sự hợp tác an ninh của Ấn Độ với Mỹ trong 2 thập kỷ qua đã thay đổi tam giác quan hệ với Trung Quốc và sự cân bằng quyền lực khu vực. "Trong khi Trung Quốc tiếp tục khả năng phòng thủ nhằm đối phó với chính quyền Tổng thống Trump thì Bắc Kinh cũng ngày càng tăng cường vị thế chủ động đối với các khu vực xung quanh nhằm đạt được nhiều ảnh hưởng nhất có thể", Yun Sun, học giả cấp cao tại Trung tâm Stimson ở Washington đánh giá. Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Tổng thống Trump được công bố cách đấy 3 năm nhằm xây dựng một liên minh với Ấn Độ và các nước cùng chí hướng khác kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc, đã đảo ngược và thúc đẩy Trung Quốc tái đánh giá tầm quan trọng chiến lược của Ấn Độ, cũng như ra sức lôi kéo New Delhi. "Nếu Washington không thúc đẩy chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương và tăng cường hợp tác với Ấn Độ, hướng chiến lược của Trung Quốc với nước này có thể đã rất khác", chuyên gia Sun đánh giá. Với Trung Quốc, mối quan hệ phức tạp và dễ biến động với Ấn Độ là một tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh. "Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là ổn định quan hệ với Ấn Độ nhằm ngăn cản Washington lôi kéo New Delhi cũng như tránh một cuộc chiến trên 2 mặt trận với cả Mỹ và Ấn Độ", chuyên gia Sun cho hay. Tuy nhiên, xét tới sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan tại Nam Á, sự nghi ngại và thái độ thù địch giữa Bắc Kinh và New Delhi vẫn tiếp tục sâu sắc, bất chấp những dấu hiệu có vẻ nồng ấm của 2 quốc gia này những năm qua. Một diễn biến đáng lưu ý nữa là khi Tổng thống Trump đề xuất hồi tháng trước về việc mở rộng nhóm các quốc gia công nghiệp G7 thành G11, bao gồm thêm Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và Nga, Bắc Kinh đã tỏ ra giận dữ khi Thủ tướng Modi có phản ứng tích cực về ý tưởng này. “Không đặt tất cả trứng vào một giỏ” Dù vậy, theo Mohan Guruswamy, Chủ tịch Trung tâm các Giải pháp chính sách tại New Delhi, Ấn Độ không có ý định tham gia vào liên minh chống Trung Quốc hoặc trở thành một phần trong bất kỳ liên minh quân sự chống Trung Quốc nào. "Ấn Độ coi sự đối đầu Mỹ - Trung giống như cuộc đối đầu giữa những con voi. Khi 2 con voi đánh nhau, cỏ cây và những loài vật nhỏ hơn đều bị giẫm nát. Chúng tôi không muốn gây ra bất kỳ xáo trộn nào và hầu như không có vai trò gì trong cuộc xung đột này", ông Mohan Guruswamy phân tích. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Shivshankar Menon thì chỉ ra những hạn chế của liên minh Mỹ - Ấn và cảnh báo chính quyền Thủ tướng Modi không nên liên minh với Washington, đồng thời dẫn ra sự kiện căng thẳng biên giới kéo dài 73 ngày cách đây 3 năm. "Cuộc khủng hoảng Doklam năm 2017 là ví dụ gần đây nhất cho thấy không nước này sẵn sàng đối phó với thách thức chiến lược lớn nhất của Ấn Độ là Trung Quốc. Ấn Độ từng chứng kiến phản ứng lạnh nhạt của phần còn lại thế giới trong sự kiện trên", chuyên gia Menon - một học giả cấp cao tại Viện Brookings Ấn Độ nhận định trong một bài báo xuất bản hồi tháng 5. "Nhiều người tin rằng Ấn Độ không đặt tất cả trứng vào một giỏ mà thay vào đó sẽ đi con đường ở giữa bằng cách thúc đẩy mối quan hệ với cả Nga và Mỹ", Rajeshwari Rajagopalan - học giả cấp cao và là người đứng đầu Sáng kiến Chính sách Hạt nhân và Không gian thuộc Quỹ Nghiên cứu Giám sát ở New Delhi nhận định. Hơn nữa, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên lĩnh vực thương mại phụ thuộc quá nhiều vào nhau nên bất chấp căng thẳng hiện nay, New Delhi nhiều khả năng sẽ không chọn liên minh với Mỹ mà đi con đường riêng của mình trong nỗ lực cân bằng các mối quan hệ phức tạp này nhằm đạt được lợi ích tối đa./.Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt tay nhau sau khi đưa ra tuyên bố chung ở New Delhi ngày 25/2. Ảnh: AP
相关推荐
-
Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
-
Thủ thuật khắc phục laptop bị giật màn hình đơn giản, hiệu quả
-
Bac A Bank: 'Bóng ma' nợ xấu đeo bám, nhọc nhằn chuyện tăng vốn
-
Viettel hoàn thành phủ sóng 4G bệnh viện dã chiến Đà Nẵng
-
Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
-
Năm 2025, Hà Nội hướng tới hình thành chính quyền số, kinh tế số
- 最近发表
-
- Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- Xây dựng thành phố thông minh cần bắt đầu từ quy hoạch thông minh
- Robot lau sàn khử khuẩn phòng bệnh do Việt Nam chế tạo có gì đặc biệt?
- MobiFone tập trung toàn lực ứng cứu thông tin vùng lũ
- Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- EVNHANOI có những bước phát triển vững chắc trong sản xuất
- Xiaomi chuẩn bị ra mắt điện thoại màn hình chất lượng có thể tháo rời
- Tiềm năng triển khai TPM tại Công ty TNHH Bao bì Hương Sen
- Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- Ước tồn Quỹ BOG tại Petrolimex hơn 2500 tỷ đồng
- 随机阅读
-
- Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- Thủ thuật hẹn giờ tắt máy tính tự động đơn giản
- Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030
- Quốc hội quyết nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
- HLV Kim Sang
- Australia hỗ trợ Việt Nam ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục hồi kinh tế sau dịch Covid
- Phát hiện biến thể nguy hiểm nhất của virus corona
- OPPO A92s trình làng với cụm 4 camera sau ấn tượng, hỗ trợ 5G, giá 7,3 triệu đồng
- Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- Đừng hiểu lầm trí tuệ nhân tạo thay thế con người
- Thủ thuật cải thiện chất lượng wifi gia đình hiệu quả tức thì
- Sử dụng năng lượng hiệu quả, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm 2,0% tổng điện năng tiêu thụ/năm
- ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- Sony ra mắt bộ 3 loa không dây với công nghệ Extra Bass chất lượng
- Viettel cạnh tranh danh hiệu “Công ty hàng đầu” cùng các ông lớn công nghệ thế giới
- Tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất chất lượng vùng rau an toàn
- Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 1,8% năm 2020
- Thủ thuật thiết lập điều khiển điện thoại iPhone chỉ bằng cái 'lắc đầu'
- iPhone 8 Plus giảm giá mạnh do dịch bệnh Covid
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Thêm hai doanh nghiệp được xuất khẩu cá bộ Siluriformes vào Hoa Kỳ
- Công đoàn EVN tổ chức hội thi nét đẹp phụ nữ ngành điện 2017
- Nữ sinh 17 tuổi giành giải nhất cuộc thi viết luận bằng tiếng Anh Write4Change
- Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024
- Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu bị cưỡng chế hơn 140 tỷ đồng
- Giá trị giao dịch trái phiếu Chính phủ tăng hơn 11% so với tháng 7
- Thủ tướng yêu cầu sớm quy hoạch xây dựng thành phố sân bay Long Thành
- Công ty Điện lực Sơn La khắc phục hậu quả mưa lũ
- Nâng điểm chuẩn đánh trượt thí sinh: 'Rất tiếc một số trường không thực hiện khuyến nghị của Bộ'
- Điểm chuẩn Trường ĐH Việt Đức 2019