【kq duc2】Ngành Hải quan triển khai toàn diện công tác xử lý vi phạm

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:38:26

nganh hai quan trien khai toan dien cong tac xu ly vi pham

CBCC Hải quan Chi Ma (Cục Hải quan Lạng Sơn) hướng dẫn DN mở tờ khai. Ảnh: HỒNG NỤ

Hoàn thiện xây dựng thể chế

Kể từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính chính thức có hiệu lực (ngày 1-7-2013),ànhHảiquantriểnkhaitoàndiệncôngtácxửlýviphạkq duc2 để triển khai thực hiện, Bộ Tài chính đã chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 190/2013/TT-BTC ngày 12-12-2013 hướng dẫn thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho công tác xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thống nhất trong toàn ngành, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 113/QĐ-TCHQ hướng dẫn trình tự xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Hải quan… Việc hoàn thiện hệ thống văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là cơ sở pháp lý quan trọng để ngành Hải quan triển khai toàn diện công tác xử phạt vi phạm hành chính, góp phần hoàn thiện công tác xây dựng thể chế của toàn ngành.

Báo cáo của Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan), tính đến 15-12-2014, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý đối với 18.448 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 400,976 tỷ đồng, thu nộp ngân sách Nhà nước 134,567 tỷ đồng. Khởi tố hình sự 84 vụ, trong đó, khởi tố hình sự 25 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 59 vụ vi phạm. Qua số liệu cho thấy, số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được cơ quan Hải quan phát hiện và xử lý vẫn chủ yếu là vi phạm về thủ tục hải quan, ngoài ra còn một số các hành vi vi phạm khác liên quan đến nhóm hành vi liên quan đến thuế, chính sách mặt hàng và các hành vi vi phạm về kiểm soát hải quan.

Cần triển khai có hiệu quả

Theo Vụ Pháp chế - TCHQ, thời gian qua, các đơn vị trong toàn Ngành đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra và tiến hành thực hiện việc kiểm tra vào công tác xử lý vi phạm trong phạm vi, thuộc quyền quản lý của mình. Thông qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra đã góp phần chấn chỉnh, khắc phục những sai sót, tồn tại, kịp thời báo cáo Tổng cục những vướng mắc vượt thẩm quyền liên quan đến xử lý vi phạm hành chính để xin ý kiến chỉ đạo. Mặc dù vậy, công tác xử lý vi phạm hành chính tại các đơn vị địa phương vẫn còn nhiều hạn chế như việc Biên bản vi phạm hành chính chưa thể hiện tóm tắt các nội dung vụ việc vi phạm; kết quả xác minh các tình tiết liên quan đến vụ việc; các căn cứ pháp lý liên quan làm cơ sở ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong năm 2015, Tổng cục Hải quan đã có công văn yêu cầu các đơn vị địa phương tiếp tục nghiên cứu, tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện các quy định của văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Quá trình thực hiện nếu phát hiện các văn bản này chưa phù hợp, cần đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện để thống nhất cách hiểu, cách áp dụng trong toàn Ngành. Bên cạnh đó, trường hợp phát sinh vụ việc xử lý phức tạp, vượt thẩm quyền, yêu cầu kịp thời thông tin, phối hợp giữa các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục để tranh thủ ý kiến cơ sở cho quá trình giải quyết vụ việc được thống nhất, đúng quy định hoặc báo cáo Tổng cục chỉ đạo giải quyết.

Ông Vũ Văn Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho rằng, các đơn vị, cán bộ trực tiếp làm công tác xử lý vi phạm cần trau dồi các kỹ năng như thiết lập hồ sơ vi phạm, đặc biệt là thiết lập văn bản vi phạm hành chính, đảm bảo đầy đủ nội dung vụ việc, kết quả… và nêu được bản chất vụ việc để làm cở sở đưa ra quyết định xử phạt. Đồng thời, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố cần thường xuyên tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về công tác xử lý vi phạm hành chính giữa các đơn vị, cán bộ trong toàn Cục nhằm tránh khiếu kiện, thất thu cho ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, ông Hải nhấn mạnh, các đơn vị cũng cần phải trao đổi, phối hợp với các đơn vị liên quan như: Thuế, Quản lý thị trường, Viện kiểm sát, Công an, Biên phòng… để xử lý vụ việc đúng quy định của pháp luật nhằm tránh khiếu kiện.

顶: 77踩: 4