【kqbd vòng loại euro】Tổng thống Mỹ thăm Đức: Củng cố liên minh xuyên Đại Tây Dương
作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 22:04:12 评论数:
Cuộc chiến chống khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS), cuộc khủng hoảng ở Syria, Ukraine cũng là những vấn đề chính được đưa ra thảo luận.
Trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 9 tháng tại nhiệm sở, Tổng thống Obama cho biết sẽ làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy việc ký kết hiệp định thương mại gây tranh cãi giữa nước này với Liên minh châu Âu (EU), tuy nhiên ông cũng thừa nhận thời gian để thực hiện nhiệm vụ này quá gấp rút. Những nỗ lực nhằm hoàn thành 2 thỏa thuận thương mại trước khi nhiệm kỳ vào ngày 20-1-2017 hiện đang vấp phải những mối lo ngại ngày càng gia tăng trong công chúng liên quan đến những tác động đối với thị trường lao động, chính sách bảo vệ người tiêu dùng và vấn đề môi trường.
Các cuộc đàm phán về hiệp định TTIP hiện đang vấp phải những bất đồng dai dẳng, trong lúc tâm lý hoài nghi trong dư luận ở cả hai bên ngày càng tăng. Ngay trong Chính phủ Đức, được coi là hậu thuẫn vững chắc cho hiệp định này, Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabriel cũng cảnh báo thỏa thuận “sẽ thất bại” nếu Washington không nhượng bộ, vì châu Âu không thể “nuốt trôi” một văn bản mà nội dung gói gọn trong câu “Hãy mua hàng Mỹ”. Tuy nhiên, bất chấp những trở ngại trên, ông Obama vẫn lạc quan rằng phần đông công chúng vẫn ủng hộ thỏa thuận này.
TTIP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các nền kinh tế hai bờ Đại Tây Dương. Tuy nhiên, việc thông qua thỏa thuận này sẽ mất rất nhiều thời gian, mà trước tiên cần phải có được sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ, vốn đang kịch liệt phản đối. Theo ông Obama, xu thế này có thể sẽ thay đổi khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ kết thúc việc bầu chọn ứng cử viên Tổng thống trong mùa Hè này.
Mặc dù chuyến thăm Đức lần này của ông Obama có mục đích chính là thúc đẩy TTIP, song vấn đề này không khỏi bị lu mờ trước các những cuộc thảo luận về các cuộc khủng hoảng ở Syria, Ukraine hay Libya. Ông Obama kỳ vọng chuyến thăm không chỉ giúp ông củng cố sự ủng hộ của các đồng minh trong việc thúc đẩy kinh tế, mà trong cả nỗ lực tiêu diệt các phần tử IS và đối phó với sự nổi lên của Nga trong cuộc can thiệp của họ ở Syria và Ukraine.
Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Obama bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Syria, nơi các lực lượng Chính phủ đã tăng cường các cuộc đánh bom vào những khu vực do phe nổi dậy kiểm soát xung quanh thành phố chiến lược Aleppo. Về phần mình, bà Merkel hối thúc các bên tham gia các cuộc đàm phán hòa bình đầy gai góc tại Geneva (Thụy Sĩ) nhất trí thiết lập các khu vực nhân đạo nơi người tị nạn Syria có thể được đảm bảo an toàn, song cũng nhấn mạnh đây không phải là “khu vực an toàn” theo kiểu truyền thống mà cần phải có sự bảo vệ của các lực lượng nước ngoài. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng bày tỏ lo ngại về sự vi phạm lệnh ngừng bắn tại miền Đông Ukraine, cho rằng các biện pháp trừng phạt chống Nga sẽ không thể được giảm nhẹ nếu tình hình thực địa không được cải thiện.
Trong 7 năm cầm quyền, chính quyền Obama gần như không tiến hành biện pháp nào để thúc đẩy liên minh xuyên Đại Tây Dương, điều làm giảm ảnh hưởng quân sự của Mỹ ở châu Âu và không thể giúp tăng cường quan hệ với các nước châu Âu trọng yếu. Vì thế, Tổng thống Obama muốn tận dụng những tháng cầm quyền còn lại để thúc đẩy các chính sách nhằm tăng cường an ninh và đặt quan hệ xuyên Đại Tây Dương trên nền tảng vững chắc hơn, qua đó góp phần hậu thuẫn cuộc chiến chống IS.