您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bóng đá ngoại】Miếng dán hút độc Kinokatara: Chỉ là lừa bịp? 正文

【bóng đá ngoại】Miếng dán hút độc Kinokatara: Chỉ là lừa bịp?

时间:2025-01-11 08:41:31 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

"Hút" được cả độc tồn tại... vài chục năm?Miếng dán thải độc được b&a bóng đá ngoại

"Hút" được cả độc tồn tại... vài chục năm?ếngdánhútđộcKinokataraChỉlàlừabịbóng đá ngoại

Miếng dán thải độc được bày bán khá nhiều tại các hiệu thuốc, các salon,và bán trên các trang mạng bằng hình thức đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi…

Theo giới thiệu của người bán thì hầu hết sản phẩm này có xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản, với giá bán từ 300.000đ – 800.000 đ/hộp 10 miếng. Giúp thải độc trong cơ thể và góp phần giải quyết nhiều bệnh đặc biệt hiệu quả với những trường hợp như: đau đầu, đau lưng, cơ, viêm khớp, mất ngủ; cải thiện sức khỏe tốt cho người ốm yếu, suy nhược; ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng cho người bị bệnh đái tháo đường, thêm vào đó nó còn giúp điều chỉnh hệ thống tuần hoàn máu, tạo nên sự thoải mái cho giấc ngủ và làm giảm sưng, làm ổn định các chức năng trong cơ thể.

Chiêu bài lập lờ của các quảng cáo này là giới thiệu lồng ghép sản phẩm trên cơ sở dẫn ra những nguyên lý có vẻ rất khoa học, ví dụ như “gan bàn chân, nơi có hơn 60 huyệt đạo thông với 360 huyệt đạo trên cơ thể, được cả nền y học phương Đông lẫn phương Tây nhìn nhận là nơi phản ánh sức khoẻ của con người...”.

Sau khi dán vào gan bàn chân 6- 8 tiếng, các hạt trắng ở những miếng dán này sẽ chuyển sang màu tối, đen xám hoặc thay đổi nhiều màu sắc khác nhau, tùy theo từng loại sản phẩm. Dựa vào đó mà dân kinh doanh cho rằng là sự phản ánh tình trạng sức khoẻ không tốt của người sử dụng. Các màu sắc đó chính là các chất cặn bã được đào thải ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, theo chị Nguyễn Thị Ngà ở phố Minh Khai quận Hai Bà Trưng sau khi sử dụng sản phẩm này cho biết: “Khi được người quen giới thiệu về miếng gián hút độc có tên là Kinotakara, tôi đã mua loại miếng dán thải độc được quảng cáo là chữa được bệnh viêm khớp, được sản xuất từ Nhật Bản với giá 790.000 đồng/hộp 10 miếng, mỗi đêm dán hai miếng vào hai gan bàn chân. Dùng một thời gian, tôi thấy không những không có tác dụng gì mà còn thấy chỗ tiếp xúc với miếng dán có dấu hiệu mọc nốt, ngứa ngáy rất khó chịu….”

Vừa nói chị vừa đưa cho PV Chất lượng Việt Nam xem sản phẩm miếng dán Kinotakara mà mình đã mua. Theo quan sát của PV, các thành phần trong miếng dán được ghi trên vỏ hộp gồm có giấm gỗ, dextrin, chitosan, đá tourmaline, bột ngọc trai, silica tinh khiết và axit glycolic.

 Miếng dán hút độc quảng cáo bán tràn lan trên mạng

Chỉ là lừa bịp

Theo phân tích của PGS- TS. Phạm Gia Điền, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Thành phần silica thực chất là dạng cát sạch, đá tourmaline, bột ngọc trai đều là thành phần vô cơ; dextrin và chitosan có thể coi là chất keo, tạo độ nhờn dính khi hút ẩm. Thành phần axit glycolic được sử dụng trong ngành mỹ phẩm, hoạt động như một chất tẩy tế bào chết vì độ axit cao, nhưng khả năng hòa tan dễ dàng. Tuy nhiên, với nồng độ cao thì đây lại là một chất độc, cực kỳ nguy hiểm cho da khi tiếp xúc.

Giấm gỗ là một chất lỏng màu nâu nhạt, sinh ra khi gỗ được đốt nóng trong điều kiện kín khí trong quá trình sản xuất than củi. Thành phần chính của giấm gỗ gồm có axit acetic, acetone và methanol. PGS- TS. Phạm Gia Điền khẳng định, các thành phần này không có tác dụng hút chất độc, thậm chí aceton và methanol còn là hóa chất độc hại.

Xem xét kỹ vỏ hộp và tờ hướng dẫn bên trong hộp miếng dán hút độc Kinotakara, PGS- TS. Phạm Gia Điền cho rằng, thông tin về miếng dán thải độc với các tác dụng “thần kỳ” như đã nói thực chất chỉ là một sự lừa bịp. Mọi thông tin có trong và ngoài hộp sản phẩm đều chỉ nêu thành phần và hướng dẫn cách dán chứ không hề có một chữ nào về tác dụng của sản phẩm này.Một sản phẩm được cho là thực phẩm chức năng nhưng lại không có chỉ định người dùng và công dụng của sản phẩm đã là điều không hợp lý. Tệ hại hơn là người bán các sản phẩm này mặc sức bổ sung đủ mọi công dụng thần kỳ, thậm chí mỗi người lại quảng cáo về tác dụng khác nhau cho cùng một loại sản phẩm.

Mặc dù chưa thể khẳng định lý do khiến miếng dán đổi màu, nhưng việc sử dụng các miếng dán không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không được kiểm định về chất lượng có thể gây kích ứng, nhiễm độc da tại chỗ dán. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình, người tiêu dùng cần tỉnh táo, không nên tin vào những lời quảng cáo thiếu căn cứ vừa không chữa được bệnh lại bị mất tiền oan.

Thanh Nguyên- Đức Anh