Hải quan TP Hồ Chí Minh thông tin vụ bắt giữ trên 11kg ma túy vận chuyển qua đường hàng không Hải quan TP Hồ Chí Minh chia sẻ nhiều kinh nghiệm thu hồi nợ thuế Tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng,ồChíMinhKinhdoanhhàngnhậplậukhôngchứngtừtăngmạkèo nhà cái ngày mai chống ma túy tại Hải quan TP Hồ Chí Minh |
Ngày 29/7/2023, Cục Quản lý thị trường TPHCM phối hợp với lực lượng Công an đồng loạt kiểm tra 3 điểm kinh doanh trên địa bàn quận 6, TPHCM, phát hiện thu giữ trên 27.000 phụ kiện điện thoại di động nhập lậu. |
Số vụ vi phạm tăng gấp đôi
Theo Cục Quản lý thị trường TPHCM, trong thời gian qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả không có dấu hiệu thuyên giảm, đặc biệt nguồn hàng hóa di chuyển vào thị trường từ hướng biên giới Tây Nam hoạt động mạnh hơn. Theo số liệu thống kê, trong 7 tháng năm 2023, đơn vị đã thực hiện kiểm tra tổng số 2.728 vụ, tăng 1.376 vụ (tăng 101,77%), trong đó tổng số vụ vi phạm trên 2.000 vụ, tăng 1.162 vụ (tăng 131,74%) so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của lãnh đạo Cục Quản lý thị trường TPHCM, tình trạng vi phạm về hàng hóa nhập lậu có chiều hướng gia tăng. Chỉ tính riêng trong tháng 7/2023, lực lượng Quản lý thị trường TPHCM đã kiểm tra, xử lý 92 trường hợp vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu, tạm giữ 146.185 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm. Tính chung trong 7 tháng qua, Cục Quản lý thị trường TPHCM đã kiểm tra, xử lý 500 vụ kinh doanh hàng hóa nhập lậu, tạm giữ 658.419 đơn vị sản phẩm dụng cụ y tế, tân dược, phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, xe đạp, mỹ phẩm, thực phẩm, quần áo, linh phụ kiện điện thoại di động, hàng điện lạnh, hàng điện gia dụng, hàng gia dụng, điện thoại di động, văn phòng phẩm, vải, giày dép, đồ dùng cá nhân, thiết bị điện, phụ liệu may mặc…
Theo số liệu công bố ngày 28/7/2023 của Công an TPHCM, chỉ tính riêng trong tháng 7/2023, lực lượng này đã phát hiện, xác minh, xử lý 131 vụ (liên quan đến 109 cá nhân, 22 tổ chức) có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (tăng 67 vụ, tương ứng 104,69%).
Điển hình như, ngày 28/6/2023, Đội Quản lý thị trường số 9, Cục Quản lý thị trường TPHCM phối hợp với UBND phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với Công ty TNHH Tổng kho đồ chơi trẻ em Sài Gòn (địa chỉ 46 Đường số 7, Khu phố 5, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức), tạm giữ 435 đơn vị sản phẩm bộ đồ chơi trẻ em lắp ráp các loại, xuất xứ Trung Quốc không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, không có tem hợp quy theo quy định. Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 7 kiểm tra Hộ kinh doanh B.B.S VN, phường Phú Thuận, quận 7 đã phát hiện tại đây đang kinh doanh 3.445 đơn vị sản phẩm đồ chơi và đồ dùng trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ nên đã lập biên bản tạm giữ số hàng trên để tiếp tục xử lý theo quy định.
Bên cạnh hàng hóa nhập lậu, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 665 vụ vi phạm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tạm giữ trên 686.000 đơn vị sản phẩm đồ dùng cá nhân, hàng điện gia dụng, hàng gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, đồ ngũ kim, phụ kiện điện thoại di động, thực phẩm, dụng cụ y tế, vải, mắt kính, linh kiện điện tử, dụng cụ làm đẹp, thiết bị điện, xe đạp, vật tư các loại…
Nổi cộm mặt hàng đường nhập lậu
Trong 7 tháng năm 2023, Quản lý thị trường TPHCM đã phối hợp với lực lượng Công an kiểm tra, xử lý 22 vụ vi phạm, hàng hóa tạm giữ là 88,8 tấn đường cát không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trong đó, có nhiều vụ chứa trữ số lượng đường lậu lớn, như vụ lực lượng Công an và Quản lý thị trường TPHCM phát hiện, tạm giữ 26,5 tấn đường cát do Thái Lan sản xuất, không có hóa đơn chứng từ tại Hộ kinh doanh Diệu Thy (địa chỉ: số 82B Đường Cao Văn Lầu, phường 2, quận 6 TPHCM) vào cuối tháng 3/2023. Số đường này được đóng trong 530 bao, còn nguyên bao bì chưa qua sử dụng, trên bao bì sản phẩm thể hiện xuất xứ Thái Lan, không thể hiện ngày sản xuất, hạn sử dụng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, không có tài liệu chất lượng kèm theo. Tổng trị giá số đường này theo giá niêm yết là trên 450 triệu đồng. Tiếp đó, tổ công tác kiểm tra hộ kinh doanh thuộc địa bàn phường 1, quận 6, phát hiện tại đây đang kinh doanh trên 22 tấn đường cát không hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Vụ việc này đã bị cơ quan chức năng xử phạt 180 triệu đồng và tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.
Ngoài mặt hàng đường nhập lậu, tình hình kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, các trang mạng xã hội như facebook, zalo… hoạt động trên nền tảng di động trong tình hình hiện nay rất phức tạp, việc tạo lập tài khoản sử dụng thông tin giả để bán hàng rất khó để xác định được đối tượng vi phạm và nơi chứa trữ hàng hóa vi phạm để kiểm tra, xử lý; giao nhận hàng hóa qua dịch vụ giao nhận hàng hóa, phương tiện sử dụng bằng xe gắn máy, với số lượng ít nên rất cơ động và khó phát hiện.
Thực hiện kiểm tra đột xuất, các Đội Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý 14 vụ vi phạm về các hành vi không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không công bố đầy đủ hoặc công bố không chính xác trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng thông tin về chủ sở hữu website hoặc ứng dụng bán hàng, thông tin hàng hóa, dịch vụ, thông tin về giá cả, thông tin vận chuyển và giao nhận, thông tin về điều kiện giao dịch chung, thông tin về các phương thức thanh toán theo quy định. Bên cạnh các vi phạm về thương mại điện tử, các Đội Quản lý thị trường còn phát hiện các hành vi vi phạm như kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đã tạm giữ 12.097 đơn vị sản phẩm hàng hóa các loại, trị giá hơn 370 triệu đồng.
Theo dự báo của lực lượng chức năng TPHCM, trong những tháng cuối năm, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong tạm nhập, tái xuất, khai báo không đúng khối lượng, chủng loại, xuất xứ để buôn lậu, gian lận về thuế sẽ không giảm; hàng hóa sẽ được các đối tượng tập kết tại các kho hàng, bến bãi chờ phân phối vào thị trường. Bên cạnh đó, tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, không rõ nguồn gốc,… sẽ phát sinh thông qua các dịch vụ bưu điện, chuyển phát nhanh, dịch vụ hàng không, sử dụng thương mại điện tử, ứng dụng thiết bị di động để quảng cáo, giao dịch hàng hóa nhằm tránh sự kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng. Cục Quản lý thị trường, Công an TPHCM tiếp tục tập trung giám sát, kiểm soát các địa bàn trọng điểm, các tuyến đường liên tỉnh, quốc lộ và các kho bãi, điểm chứa trữ để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.