当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【ltdbd nha】Để doanh nghiệp logistics nội nâng sức cạnh tranh 正文

【ltdbd nha】Để doanh nghiệp logistics nội nâng sức cạnh tranh

2025-01-10 11:05:33 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:780次
Nhiều giải pháp tháo điểm nghẽn logistics,Đểdoanhnghiệplogisticsnộinângsứccạltdbd nha nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa XNK “Hải quan đồng hành cùng DN phát triển hoạt động logistics, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa XNK” Khai mạc Tọa đàm “Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển hoạt động logistics, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa XNK” 3 gợi ý cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử quốc tế
Doanh nghiệp nước ngoài chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực logistics.
Doanh nghiệp nước ngoài chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực logistics.

Doanh nghiệp nội vẫn yếu thế

Theo Bộ Công Thương, trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện các FTA thế hệ mới. Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới công bố năm 2023, Việt Nam đứng vị trí thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI - Logistics Performance Index), thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và cùng vị trí với Philippines. Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14-16%, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên trên 730 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trưởng logistics mới nổi toàn cầu. Đáng chú ý, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2022 - 2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%.

Tốc độ tăng trưởng bình quân đều qua các năm, song thị phần của doanh nghiệp logistics Việt còn khá khiêm tốn so với tiềm năng. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), thị trường logistics có sự tham gia của hơn 5.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 3PL, trong đó chiếm 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn nằm trong danh sách 50 công ty logistics thế giới lớn nhất như: DHL, Kuehne + Nagel, DSV, DB Schenker...

Cho dù các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ lớn nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp logistics Việt Nam cung cấp chủ yếu là các dịch vụ logistics nội địa như: vận tải nội địa, giao nhận. kho bãi, khai báo thủ tục hải quan, giám định hàng hóa, dịch vụ thuê chỗ trên tàu... So với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam hiện đang nắm giữ nhiều cơ sở hạ tầng, tài sản phục vụ hoạt động logistics (trung tâm logistics, kho bãi, cảng biển, cảng cạn, sân bay, đường sắt, toa xe, xe tải...), đồng thời có lợi thế am hiểu tập quán kinh doanh và khách hàng nội địa, nhưng hoạt động còn đơn lẻ, năng lực tài chính, quản trị còn hạn chế, chỉ phục vụ ở từng phân khúc nhất định, thiếu sự kết nối xuyên suốt để cung cấp dịch vụ logistics tích hợp.

Hơn 80% hội viên VLA là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ một số hội viên như Transimex, Gemadept, Sotrans, Tân Cảng Sài Gòn là những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics lớn, cung cấp dịch vụ 3PL, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và có chi nhánh hoặc đại diện ở thị trường ngoài nước.

Bên cạnh sức cạnh tranh còn yếu, những tháng đầu năm cũng cho thấy sự tham gia của doanh nghiệp vào lĩnh vực kho bãi, vận tải bị sụt giảm đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2023 giảm 7,6%, số vốn đăng ký giảm 63,6% và số lao động giảm 26,4% so với cùng kỳ năm 2022. Đồng thời trong 6 tháng đầu năm, có 349 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 3,95% tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước.

Thêm “trợ lực” để cạnh tranh

Theo Bộ Công Thương, thị trường kém khả quan đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ logistics. Tình trạng cạnh tranh để có được đơn hàng trở nên gay gắt hơn. Đây cũng là thời điểm diễn ra sự sàng lọc mạnh giữa các doanh nghiệp có dịch vụ chuyên nghiệp, quy mô vốn và mạng lưới tốt với các doanh nghiệp có nền tảng yếu và không có phân khúc thị trường lợi thế.

Ngoài sức ép cạnh tranh về dịch vụ, các tiêu chuẩn mới của quốc tế và trong nước về môi trường và an toàn giao thông, an toàn lao động cũng đặt các doanh nghiệp dịch vụ logistics trước yêu cầu đổi mới. Hiện nhiều doanh nghiệp logistics toàn cầu khi thuê ngoài dịch vụ cũng yêu cầu khí thải đối với các doanh nghiệp logistics thứ ba. Trước bối cảnh đó đòi hỏi doanh nghiệp logistics phải chủ động đầu tư, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng “xanh hóa”. Việc thực hiện tốt hoạt động logistics xanh không chỉ là trách nhiệm mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Theo Bộ Công Thương, điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là chi phí dịch vụ còn cao, chất lượng cung cấp một số dịch vụ chưa cao, trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt. Nguyên nhân chính là hạn chế về quy mô doanh nghiệp và vốn, kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động quốc tế. Một nguyên nhân quan trọng nữa là hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt.

Bên cạnh đó mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại doanh nghiệp logistics còn nhiều hận chế. Hơn nữa, hoạt động triển khai, điều phối các nhiệm vụ phát triển logistics quốc gia còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù ngành bao gồm nhiều lĩnh vực thuộc sự quản lý của nhiều bộ, ngành.

Để tạo sức bật cho hoạt động logistics trong thời gian tới, theo Bộ Công Thương, cần kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ logistics ở cả cấp Trung ương và địa phương, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Ủy ban 1899, các bộ, ngành, cùng với cơ chế phân cấp linh hoạt giữa Trung ương và địa phương nhằm nâng cao hơn nữa vai trò chỉ đạo, điều hành hoạt động logistics. Khẩn trương nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp tục đổi mới trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, hạ tầng công nghệ tương xứng, phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt cần có chính sách thu hút, xây dựng các trung tâm logistics kết nối hiệu quả với các hệ thống cảng biển, đường giao thông trong nước và khu vực tạo thành những tuyến, luồng vận chuyển hàng hóa thuận lợi, hiệu quả cao…

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜