【vdqg ý】Thiếu kinh phí làm chậm quá trình thanh lý hàng hoá tồn đọng

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 10:49:33 评论数:

thieu kinh phi lam cham qua trinh thanh ly hang hoa ton dong

Việc xử lý các container phế liệu tồn tại các cảng đang gặp phải những khó khăn,ếukinhphílàmchậmquátrìnhthanhlýhànghoátồnđọvdqg ý vướng mắc gì, thưa ông?

- Để các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan theo thẩm quyền tiếp tục khẩn trương thực hiện xử lý những lô hàng đang tồn đọng tại cảng biển, cửa khẩu theo đúng quy định của Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước; trong thời gian qua, Cục Hải quan TP.HCM chỉ đạo các Chi cục thường xuyên rà soát, thống kê, soi chiếu, thực hiện phân loại đối với những container hàng có dấu hiệu nghi vấn, thực hiện khóa container, xếp vào một khu vực riêng để theo dõi, giám sát chặt chẽ. Nếu chủ hàng làm thủ tục nhận hàng, thực hiện kiểm tra chi tiết, xử lý nghiêm nếu sai phạm; trường hợp chủ hàng không làm thủ tục, khi quá hạn 90 ngày thực hiện xử lý theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan; Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/1/2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa và quy định của pháp luật liên quan khác nhằm giải quyết kịp thời và tránh lãng phí hàng còn giá trị, xử lý tiêu hủy những lô hàng ảnh hưởng đến môi trường.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC, vấn đề xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng, trình tự thực hiện bán đấu giá chưa quy định quyền và nghĩa vụ các bên và nhiều vấn đề liên quan khác, như theo Khoản 3 Điều 19 quy định “trường hợp chưa có nguồn kinh phí để thực hiện chi trả Hội đồng tạm ứng kinh phí từ tài khoản tạm giữ, dự toán ngân sách thường xuyên của Cục Hải quan hoặc của doanh nghiệp quản lý hàng hoá tồn đọng để thực hiện chi trả từ nguồn ngân sách”. Điều này là một trong những nguyên nhân gây khó khăn làm chậm quá trình thanh lý hàng hoá tồn đọng.

Ngoài ra, đối với hàng hoá chậm luân chuyển có nguy cơ tồn đọng dưới 90 ngày hiện nay chưa có quy định cụ thể. Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã có văn bản số 930/TCT-KHKH ngày 18/5/2018 về việc xử lý hàng hoá chậm luân chuyển có nguy cơ tồn đọng container nhựa phế liệu nhập khẩu tại cảng Tân cảng Cát Lái và cảng Tân cảng Hiệp Phước, trong đó “Từ 01/6/2018, Tân cảng Sài Gòn chỉ tiến hành dỡ hàng từ tàu sau khi khách hàng xuất trình đủ giấy phép nhập khẩu của lô hàng được cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và văn bản cam kết thời gian nhận hàng cụ thể. Trường hợp không đủ chứng từ như yêu cầu, quý hãng tàu và khách hàng vui lòng phối hợp để chuyển cảng dỡ hàng cho các lô hàng này về cảng khác trước khi tàu cập cảng, tránh gây bị động khi giải phóng tàu làm phát sinh thời gian và chi phí cho hàng hoá chậm luân chuyển có nguy cơ tồn đọng bên liên quan” và “Từ 10/6/2018 đến 30/9/2018, Tân cảng Sài Gòn ngưng tiếp nhận toàn bộ hàng nhựa phế liệu nhập khẩu trực tiếp tại hai cảng này” và báo cáo hàng hoá chậm luân chuyển có nguy cơ tồn đọng cơ quan có thẩm quyền.

Xử lý được những lô hàng phế liệu tồn đọng tại các cảng hiện nay, Cục Hàng hải đã có những đề xuất gì?

- Để kịp thời có biện pháp xử lý hàng hoá chậm luân chuyển có nguy cơ tồn đọng theo quy định của pháp luật và tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển, Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ chỉ đạo Bộ: Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường có giải pháp kịp thời để xử lý hàng hoá chậm luân chuyển có nguy cơ tồn đọng tại cảng biển Việt Nam để hạn chế các lô hàng nhựa/giấy phế liệu đã về đến Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục nhập khẩu.

Đồng thời, có ý kiến với Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc xử lý 7.000 TEUs mặt hàng nhựa/giấy phế liệu và trên 3.000 TEUs các mặt hàng khác đã lưu bãi trên 90 ngày tại cảng Cát Lái về các ICD hoặc bến cảng khác. Tiếp tục hỗ trợ Tổng công ty Tân Cảng phối hợp với hãng tàu và khách hàng chủ động chuyển các lô hàng này về cảng khác trước khi tàu cập cảng Cát Lái, tránh kéo dài thời gian giải phóng tàu làm phát sinh chi phí cho các bên liên quan.

Và đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét sửa đổi Thông tư số 203/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan để chủ động xử lý hàng hoá chậm luân chuyển có nguy cơ tồn đọng tại cảng biển.

Những giải pháp trên là để xử lý được những lô hàng đã cập cảng tại Việt Nam và đang tồn đọng tại các cảng, vậy đối với những lô hàng phế liệu đang chuẩn bị cập cảng Việt Nam thì sẽ có giải pháp cụ thể gì, thưa ông?

- Nhằm giảm tình trạng phế liệu không rõ chủ hàng nhập khẩu vào Việt Nam, cần yêu cầu các chủ hàng xuất trình Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp trước khi dỡ hàng xuống cảng.

Xin cảm ơn ông!

最近更新