【kashima – tokyo】Nâng mức xếp hạng “Nộp Bảo Hiểm Xã Hội”: Đồng bộ nhiều giải pháp

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-11 00:32:05 来源:Empire777 作者:La liga 点击:18次
nang muc xep hang nop bao hiem xa hoi dong bo nhieu giai phapNâng cao chất lượng của đại lý thu bảo hiểm xã hội,ângmứcxếphạngNộpBảoHiểmXãHộiĐồngbộnhiềugiảiphákashima – tokyo bảo hiểm y tế
nang muc xep hang nop bao hiem xa hoi dong bo nhieu giai phapMở rộng độ bao phủ của Bảo hiểm xã hội
nang muc xep hang nop bao hiem xa hoi dong bo nhieu giai phapBộ luật Lao động (sửa đổi): Tác động đến việc mở rộng diện bao phủ về Bảo hiểm xã hội
nang muc xep hang nop bao hiem xa hoi dong bo nhieu giai phapXây dựng “Hệ sinh thái 4.0” cho người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế
nang muc xep hang nop bao hiem xa hoi dong bo nhieu giai phap
Người dân và doanh nghiệp đã được hưởng nhiều lợi ích từ việc cắt giảm thời gian, chi phí thủ tục khi nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan BHXH. Ảnh: ST.

Tiếp tục giảm thời gian thực hiện thủ tục

Chỉ số A2 đo lường thời gian thực hiện nộp thuế và nộp BHXH, được xếp hạng dựa trên 4 yếu tố gồm: Số lần nộp thuế (chiếm 25%), thời gian (số giờ nộp thuế và BHXH trong năm, chiếm 25%), tổng thuế suất và các khoản phải nộp (% lợi nhuận chiếm 25%), chỉ số sau nộp thuế (chiếm 25%) với các tiêu chí đánh giá: Số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và chỉ số đo lường chất lượng các quy định.

Chỉ số nộp thuế và BHXH là một trong 11 chỉ số mà Ngân hàng Thế giới thực hiện điều tra, khảo sát để đánh giá mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của một đất nước, đánh giá mức độ cải cách trong từng lĩnh vực. Các chỉ số chủ yếu được đánh giá trên các tiêu chí như số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và chỉ số đo lường chất lượng các quy định.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, WB tiến hành đánh giá, xếp hạng cấu phần Nộp BHXH (tức là việc doanh nghiệp thực hiện đăng ký BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và nộp tiền) thông qua báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh (DB) đối với 11 lĩnh vực kinh tế của 190 quốc gia trên thế giới.

Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, đặt mục tiêu nâng xếp hạng cấu phần “Nộp BHXH”, góp phần thực hiện mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số “Nộp thuế và BHXH” năm 2019 lên từ 7 - 10 bậc đồng thời, giao BHXH Việt Nam xây dựng tài liệu hướng dẫn để có cách hiểu đúng, thống nhất về cấu phần “nộp BHXH” trong chỉ số A2 và xác định các mục tiêu, mẫu biểu báo cáo.

Thực hiện nhiệm vụ này, BHXH Việt Nam đã tiếp tục giảm thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến nộp BHXH; đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận, đảm bảo tính khả thi, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. BHXH Việt Nam đã nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ Đề án “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH, bảo đảm tính kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan.

Từ ngày 12/8/2019, BHXH Việt Nam đã chính thức triển khai phần mềm giao dịch điện tử phiên bản web nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa cho các đơn vị sử dụng lao động và bắt đầu áp dụng giao dịch điện tử đối với cá nhân trong việc giải quyết các chế độ BHXH. Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng chủ động liên thông dữ liệu với các bộ, ngành khác nhằm giảm bớt gánh nặng kê khai cho tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch với cơ quan BHXH.

Về thanh toán điện tử, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 2965/BHXH-TCKT giao chỉ tiêu phấn đấu chi trả qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho BHXH các tỉnh, thành phố. Theo đó, yêu cầu BHXH tỉnh triển khai thực hiện đảm bảo tỷ lệ người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bình quân trên toàn quốc năm 2019 đạt 28,47%; năm 2020 đạt 33,12%; năm 2021 đạt 51,86%.

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, BHXH Việt Nam đang triển khai Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan BHXH (Hệ thống SMS); thực hiện nâng cấp Cổng thông tin điện tử ngành BHXH giai đoạn 2, bổ sung nhiều tính năng tương tác đa phương tiện đối với người dân và doanh nghiệp, đồng thời đang tiến hành chuyển đổi và hợp nhất Cổng thông tin của BHXH các tỉnh, thành phố thống nhất trên một nền tảng và cổng chung của BHXH Việt Nam.

Thực hiện khảo sát đánh giá sự hài lòng tại 8 tỉnh, thành

Từ nhiều năm nay, BHXH Việt Nam luôn xác định cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành, được thực hiện thường xuyên, quyết liệt nhằm cắt giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Không ít doanh nghiệp chia sẻ, giờ không phải xếp hàng, chờ lấy sổ làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan BHXH như trước đây, cũng là bởi ngành BHXH đã triển khai giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; đa dạng hóa hình thức tiếp nhận và trả kết quả. Theo đó, số lần thực hiện giao dịch điện tử của doanh nghiệp với cơ quan BHXH đã giảm từ 12 lần/năm trước đây xuống còn 1 lần/năm.

Tuy nhiên, để có thể nâng xếp hạng cấu phần nộp BHXH trong chỉ số Nộp thuế và BHXH, phải giảm thời gian doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan đến nộp BHXH (hiện theo đánh giá là 147 giờ). Điều đó đòi hỏi cùng với việc đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu trong quy định về nộp BHXH, cần không ngừng nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối, chia sẻ nguồn dữ liệu chung của doanh nghiệp với các bộ, ngành cơ quan liên quan.

Ngành BHXH đã triển khai hàng loạt tiện ích khác như đưa hệ thống phần mềm nghiệp vụ vào sử dụng thống nhất từ Trung ương tới địa phương; triển khai nhiều dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực chi trả chế độ; nhiều phần mềm nghiệp vụ, quản lý đã được sửa đổi, nâng cấp, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người tham gia, hưởng chính sách.

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng xây dựng tài liệu hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, BHXH các tỉnh, thành phố để có cách hiểu đúng, thống nhất về cấu phần “nộp BHXH” trong Chỉ số nộp thuế và BHXH; yêu cầu các đơn vị kịp thời, chủ động phản ánh các khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thời gian thực hiện “nộp BHXH”, góp phần nâng tầm xếp hạng chỉ số nộp BHXH. Đặc biệt, tiếp tục hoàn thiện phần mềm kê khai nộp BHXH để tạo thuận lợi hơn cho DN trong việc kê khai, kết xuất và chuyển dữ liệu cho cơ quan BHXH.

Đồng thời, xây dựng Kế hoạch khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của ngành BHXH, dự kiến triển khai tại 8 tỉnh, thành là: TPHồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Đắk Nông, Bình Dương, Cần Thơ vào quý IV/2019. Theo đó, trực tiếp triển khai đánh giá tại Bộ phận “Một cửa” của 8 BHXH tỉnh, thành phố nêu trên; đối với các dịch vụ cơ quan BHXH cung cấp qua bưu điện, đại lý thu, cơ sở khám chữa bệnh, BHXH Việt Nam thuê đơn vị tư vấn thực hiện để đảm bảo sự khách quan trong việc khảo sát.

BHXH Việt Nam cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, giao lưu trực tuyến nhằm tăng cường đối thoại về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, kịp thời tháo gỡ, giải đáp những khó khăn vướng mắc của người sử dụng lao động, người lao động. Hệ thống chăm sóc khách hàng tiếp tục hoạt động hiệu quả, hỗ trợ, tư vấn, giải đáp cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp về tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, qua đó tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm số người trực tiếp phải đến liên hệ, giao dịch tại cơ quan BHXH các cấp. Quý III/2019, Hệ thống chăm sóc khách hàng đã hỗ trợ, tư vấn, trả lời hơn 58.000 câu hỏi của người dân, tổ chức gọi đến tổng đài (tăng 1,8 lần so với quý II/2019)…

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ nâng xếp hạng cấu phần “Nộp BHXH”, BHXH Việt Nam đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý và các biện pháp hỗ trợ để tổ chức, cá nhân tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, từ đó rút ngắn hơn nữa thời gian giao dịch với cơ quan BHXH của tổ chức, cá nhân.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh:

Việc đo lường, đánh giá cấu phần nộp BHXH có ý nghĩa lớn trong việc giúp các nhà đầu tư xem xét mức độ cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam trong việc tạo thuận lợi cho người sử dụng lao động khi nộp BHXH; đồng thời, giúp cơ quan BHXH xem xét kết quả đánh giá độc lập về hoạt động cải cách đối với các thủ tục hành chính tác động tới doanh nghiệp trong năm.

Từ nhiều năm nay, BHXH Việt Nam luôn xác định cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Ngành, được thực hiện thường xuyên, quyết liệt nhằm cắt giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Nhờ đó, công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành BHXH đã nhận được đánh giá cao từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức quốc tế cũng như sự đồng thuận của xã hội.

Năm 2018, BHXH Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong nhóm các cơ quan thuộc Chính phủ. Theo báo cáo của WB về môi trường kinh doanh năm 2019, xếp hạng chỉ số Nộp thuế và BHXH của Việt Nam tăng 36 bậc so với môi trường kinh doanh năm 2017 (từ 167/190 lên 131/190).

Đặc biệt, việc triển khai giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhờ đó, số lần thực hiện giao dịch điện tử của doanh nghiệp với cơ quan BHXH đã giảm từ 12 lần/năm trước đây xuống còn 1 lần/năm. Cùng với đó là việc đa dạng hóa các hình thức tiếp nhận và trả kết quả (tiếp nhận trực tiếp, tiếp nhận và trả kết hồ sơ qua bưu điện, giao dịch điện tử), đến nay, doanh nghiệp không phải xếp hàng, chờ lấy số làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan BHXH như trước đây.

Trong 5 năm qua, số lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH đã được cắt giảm mạnh từ 115 thủ tục xuống còn 28 thủ tục (giảm trên 75%)… Tất cả cải cách này hướng đến một mục tiêu nhất quán: Phục vụ ngày càng tốt hơn các tổ chức, cá nhân tham gia, hưởng BHXH, BHYT, BHTN.

Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (BHXH Việt Nam) Nguyễn Hoàng Phương:

Trong mấy năm trở lại đây, công tác ứng dụng CNTT được BHXH Việt Nam đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành; hệ thống cấp số định danh quản lý người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp được thống nhất trên phạm vi toàn quốc... Ðến nay, BHXH Việt Nam đã cung cấp được 28 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; tổng số hồ sơ thực hiện giao dịch điện tử là gần 44 triệu hồ sơ.

Toàn bộ ứng dụng CNTT ngành BHXH hiện nay đã được triển khai và xây dựng theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Trung tâm Ðiều hành hệ thống CNTT của ngành BHXH được triển khai xây dựng và bắt đầu vận hành…

Có thể nói, trong hai năm 2017 và 2018 được coi là đột phá với nhiều hoạt động phục vụ định hướng hiện đại hóa ngành BHXH được triển khai quyết liệt và có hiệu quả, như: Hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử ngành BHXH để số hóa tài liệu lưu trữ; phần mềm giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giải quyết chế độ BHXH, BHTN; hệ thống một cửa điện tử tập trung trên cơ sở phần mềm "Tiếp nhận và quản lý hồ sơ"; Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam là điểm truy cập duy nhất của BHXH Việt Nam trên môi trường internet cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động, chủ trương, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, tiếp nhận các yêu cầu giao dịch điện tử, khai thác thông tin, dữ liệu về BHXH, BHYT của tổ chức, cá nhân.

Nhất là việc đưa hệ thống thông tin giám định BHYT vào vận hành, kết nối gần 100% cơ sở khám, chữa bệnh BHYT từ tuyến xã đến T.Ư trên phạm vi toàn quốc để thực hiện quản lý khám, chữa bệnh, giám định và thanh toán BHYT. Ðồng thời, ngành BHXH đã tạo lập xong cơ sở dữ liệu cho hộ gia đình tham gia BHYT với thông tin của 92,6 triệu dân tương ứng với 24,3 triệu hộ gia đình toàn quốc.

X.T (ghi)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接