【corinthians sp】Trong phòng trọ hẹp, mơ về ngôi nhà hạnh phúc

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 15:23:07 评论数:

Với những mảnh đời nghèo khó,ọhẹpmơvềnginhhạcorinthians sp có đến vài chục năm gắn bó với nhà trọ, họ chưa bao giờ vơi mơ ước về một ngôi nhà hạnh phúc...

Gia đình ông Kiệm đã ở trọ 25 năm nay.

Căn phòng trọ chật hẹp khoảng 12m2 là chỗ trú ngụ của ba thành viên của gia đình ông Lê Văn Kiệm, ở phường V, thành phố Vị Thanh. Mỗi ngày, ông Kiệm đi bán vé số, hôm nào may mắn cũng được trên 100.000 đồng, nhưng ngày may mắn như ông nói khá hiếm hoi. Ông Kiệm chia sẻ: “Tôi cũng 66 tuổi rồi, tính ra ở trọ ngót 25 năm trời. Mỗi ngày, tôi đi bán vé số còn chưa đủ tiền lo thang thuốc cho bà nhà và tiền ăn học của đứa con trai, thì nói chi đến việc để dành tiền cất nhà. Người ta ở tuổi tôi ai nấy đều có nhà cửa đàng hoàng, sống an nhàn cùng con cháu, thấy vậy tôi cũng tủi lắm, nhưng ngặt nỗi mình nghèo, đành chịu thôi. Vợ chồng tôi cũng có miếng đất nhỏ bên xã Vị Tân, nhưng thật sự không thể cất nhà nổi”.

Mọi thu nhập gia đình đều do một tay ông Kiệm cáng đáng, bởi vợ ông bị bệnh rối loạn tiền đình, sức khỏe yếu, bà chỉ quanh quẩn ở nhà lo chuyện cơm nước. Đứa con trai thì mới 11 tuổi đầu, đang học lớp 5 ở Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, cũng chẳng phụ giúp được ông. Dẫu sớm hôm cực khổ, nhưng ông Kiệm không than vãn nửa lời, mà ông chỉ buồn vì không thể lo cho vợ, con có được căn nhà để ở mà phải tá túc trong căn trọ chật hẹp. Ông Kiệm đi bán vé số trên 30 năm, nhưng cuộc sống của gia đình ông cũng chẳng có gì thay đổi, sáng đi làm, tối về đối diện với bốn bức tường phòng trọ. Mỗi tháng, ông phải đóng 600.000 đồng tiền trọ, chưa tính tiền điện, nước. Khuôn mặt đăm chiêu, mắt nhìn xa xăm, ông Kiệm chia sẻ: “Chúng tôi đều lớn tuổi rồi, cứ ở trọ như vậy, nếu mai này có mệnh hệ gì, không biết con trai sẽ ở đâu. Ráng mà dành dụm cất căn nhà, dù nhỏ cũng được. Nói thì nói vậy, nhưng chính bản thân vợ tôi cũng biết, với hoàn cảnh này, chúng tôi không cách nào cất được căn nhà. Có lẽ, căn nhà của chúng tôi chỉ có trong mơ...”.

Còn ông Nguyễn Văn Diệp, ở khu vực 2, phường V, thành phố Vị Thanh, cũng làm bạn với phòng trọ 20 năm nay. Theo ông Diệp, sống hơn nửa đời người mà chưa có được căn nhà của riêng mình. Vợ chồng ông đều ngoài 70 tuổi, sức khỏe cũng yếu nên chỉ bán vé số sống qua ngày, có làm gì ra tiền nữa đâu. Được biết, ông Diệp quê ở tỉnh Sóc Trăng, còn vợ ông thì ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khi còn trẻ ông bà bôn ba, làm hết việc này đến việc nọ, chỉ mong đời sống được khá hơn. Khi đã ngoài 50 tuổi, cả hai về tỉnh Hậu Giang lập nghiệp. Không đất đai, nhà cửa, không người thân thích, do đó, ông bà càng cố gắng lao động, hy vọng có được căn nhà để nương náu tấm thân tuổi về già. Đến nay, ước mơ ấy vẫn chưa thành hiện thực, cuộc sống cũng chỉ đắp đổi qua ngày và gắn liền với căn trọ. Ông Diệp cho hay: “Mỗi tháng, vợ chồng tôi kiếm được gần 3 triệu đồng, riêng tiền trọ cộng với tiền điện, tiền nước cũng hết bảy, tám trăm ngàn đồng, rồi còn tiền gạo, tiền nước mắm, bột ngọt,… Tháng nào tằn tiện lắm và không có chuyện bất thường xảy ra thì mới dư được dăm ba chục ngàn đồng. Với số tiền như thế, chắc hết đời người chúng tôi cứ làm bạn với phòng trọ, chứ làm sao có được căn nhà để ở”.

Chứng kiến cuộc sống khó khăn của những lao động nghèo như ông Kiệm, ông Diệp mới cảm nhận hết niềm khát khao của họ về những ngôi nhà. Đó không chỉ là một ngôi nhà nhỏ vững chãi, mà nó còn là nơi để những người lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn có nơi “an cư” và bắt đầu “lạc nghiệp”. Tuy chưa có được ngôi nhà mơ ước, nhưng những người nghèo khó vẫn cố gắng sống tốt, như lời ông Kiệm: “Dù sống ở đâu mình cũng phải sống cho đàng hoàng để con cháu nó nhìn mình mà làm gương. Mình còn nghèo thật, nhưng sống trong nhà trọ thế này cũng đã hơn nhiều người rồi…”.

Hàng ngàn căn phòng trọ dành cho người lao động ở các địa phương trong tỉnh là nơi sinh sống của hàng ngàn những gia đình và mỗi người một câu chuyện mưu sinh, nhưng tựu trung lại, những người ở trọ luôn mơ ước cho mình một căn nhà riêng, với một mái ấm hạnh phúc.

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU