【bxh nhat 3】Chinh phục đại dương
(CMO) Là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của quốc gia, ngư trường Cà Mau - Kiên Giang bao trọn vùng biển Tây vốn thuận lợi về thời tiết, nhiều đảo ven bờ, đã hình thành nên nghề khai thác hải sản nhộn nhịp, mang về nguồn lợi dồi dào, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi nhanh diện mạo đô thị biển.
Với Cà Mau, có thêm nhiều lợi thế khi nằm giữa dòng hải lưu từ Ðông sang Tây, nguồn thuỷ sản thêm phong phú, đã hình thành nên các hình thức khai thác đa dạng, từ việc sử dụng phương tiện tải trọng lớn, cùng máy móc công suất cao để khai thác vùng khơi, kể cả vươn tới ngư trường Trường Sa để đánh bắt cá ngừ đại dương, đến việc sáng tạo trong đánh bắt riêng biệt bằng nghề đóng đáy hàng khơi, đáy hàng cạn… Năm 2022, nguồn lợi khai thác hải sản của tỉnh đạt hơn 236.100 tấn, vượt kế hoạch đề ra trên 2,7%.
Sản phẩm sau chuyến biển được phân loại tại Cảng cá Sông Ðốc để kịp vận chuyển đến nơi tiêu thụ. |
Tuỳ vào đối tượng hải sản mà khai thác thông qua sử dụng phương tiện và ngư cụ phù hợp, nhưng phần lớn là dùng lưới theo kích cỡ để đánh bắt. Mùa ruốc thì có đẩy te ven bờ; mùa cá khoai thì có lưới cá khoai; đánh bắt cá cơm đã có ghe lưới cá cơm, lưới cào… Nghề đóng đáy hàng khơi hoạt động quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất là vào những tháng cuối năm, nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu chế biến tôm khô Cà Mau trứ danh phục vụ Tết Nguyên đán. Từ đây, nghề đáy nơi nào thì gắn liền với thương hiệu tôm khô nơi đó, như nghề đáy ở xã Ðất Mũi thì có thương hiệu tôm khô Ðất Mũi, nghề đáy ở thị trấn Rạch Gốc thì có thương hiệu tôm khô Rạch Gốc.
Sau chuyến biển, tàu về cập bến (cảng Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển), ngư dân tiến hành làm vệ sinh lưới, chuẩn bị cho chuyến biển tiếp theo. |
Nghề nào cũng có sự cực khổ riêng, nhưng nghề khai thác hải sản càng gian nan, vất vả bội phần và đầy nguy hiểm, bởi ngư dân quá nhỏ bé trước đại dương rộng lớn, thời tiết trên biển thì không thể nói trước điều gì và mỗi chuyến ra khơi với thời gian dài như đánh cược với cuộc sống.
Nghề lưới trong khai thác hải sản không chỉ nuôi sống bao lớp ngư dân và gia đình họ, mà còn mang về ngoại tệ cho quê hương, đất nước thông qua xuất khẩu. Ðó còn là nét văn hoá đặc trưng, hình thành nên tính cách cương trực, phóng khoáng, hào sảng và nghĩa tình của ngư phủ trong hành trình chinh phục biển cả.
Sau mỗi con nước (giữa và cuối tháng âm lịch), tàu về lên sản phẩm, lưới được mang lên cảng (Cảng cá Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) để vá. Từ đây, đã hình thành nghề vá lưới tại các cửa biển, tạo việc làm đáng kể cho chị em phụ nữ. |
Trần Nguyên
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Thiết thực từ BHYT
- ·Lập nghiệp từ gỗ
- ·Nhà thuốc FPT Long Châu tặng quà bà con nghèo
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Kịp thời hỗ trợ trẻ mồ côi vì Covid
- ·Thêm 288,253 triệu đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai
- ·Thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT ban đầu
- ·Xiaomi ra mắt website bán hàng trực tuyến, đặt trước Redmi Note 14 và POCO X7
- ·Bình Sơn: Hơn 98% người dân hài lòng kết quả xây dựng NTM
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Trao nhà cho gia hoàn cảnh khó khăn ở Phước Long, Phú Riềng
- ·Trễ hẹn huyện nông thôn mới
- ·205 triệu đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·2 căn nhà tình thương tặng hộ nghèo
- ·Tin vắn ngày 15
- ·Mất mỹ quan đô thị
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Cần sự chung tay của Nhân dân trong chống dịch Covid