【bồ dao nha】Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ nợ xấu mới từ bất động sản, trái phiếu DN
Sáng 14/4,ủtịchQuốchộiyêucầulàmrõnợxấumớitừbấtđộngsảntráiphiếbồ dao nha Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, Nghị quyết 42 đã mang lại nhiều chuyển biến quan trọng trong xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu tổ chức tín dụng.
Chủ tịch Quốc hội cho hay, qua nghiên cứu sơ bộ thì vướng mắc chủ yếu ở khâu thực thi. “Cần làm rõ tổng số nợ xấu được xử lý theo Nghị quyết 42 là bao nhiêu, đã xử lý được bao nhiêu, còn lại là như thế nào, kể cả nợ xấu nội bảng cũng như nợ xấu trong hệ thống khác, mà nội bảng là phải theo chuẩn mực”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Ông đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá nợ xấu phát sinh mới từ ngày Nghị quyết 42 có hiệu lực. Trong đó cần đánh giá kỹ xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan liên quan đến nợ xấu phát sinh, nhất là nợ do ảnh hưởng của Covid-19 và cho vay các dự án BOT, bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp và ngân hàng. Từ đó mới xem xét cho kéo dài Nghị quyết 42 hay không.
“Nghị quyết 42 này không thể tồn tại mãi được, đã có phương án cho xây dựng Luật Xử lý nợ xấu rồi mà sao vẫn đề xuất kéo dài”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Đề nghị thí điểm xử lý nợ xấu thêm 2 năm
Báo cáo tờ trình của Chính phủ về nội dung này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết do tác động của dịch Covid-19, khả năng trả nợ của khách hàng vay suy giảm, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Do đó, việc tiếp tục tạo ra hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu là rất cần thiết nhằm khơi thông nguồn vốn, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước.
Theo lý giải của bà Hồng, Nghị quyết 42 chỉ kéo dài 5 năm và sẽ hết hiệu lực thi hành sau ngày 15/8/2022. Khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết này đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết.
Điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng - VAMC cũng như quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng. Những cơ chế, chính sách hỗ trợ xử lý nợ xấu không được tiếp tục triển khai sẽ không khuyến khích, không huy động được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, việc thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ tổ chức tín dụng, VAMC xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu. Việc này sẽ gây khó khăn cho tổ chức tín dụng khi tiếp tục xử lý khoản nợ xấu, dẫn đến việc phát sinh những tranh chấp giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến trình xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.
Thống đốc đề nghị cần thiết phải tiếp tục duy trì các chính sách hiệu quả mà Nghị quyết số 42 mang lại nhằm đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, tránh những tranh chấp phát sinh trong thực tiễn.
Chính phủ kiến nghị Quốc hội ban hành Luật xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các quy định của Nghị quyết số 42 nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, bền vững cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Còn việc xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cần tuân thủ trình tự, thủ tục, cần nhiều thời gian và dự kiến đề xuất Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2023. Trong khi, Nghị quyết số 42 sẽ hết hiệu lực thi hành sau ngày 15/8 này.
Vì vậy, để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực thi hành và khi chưa ban hành được Luật xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Chính phủ kiến nghị Quốc hội kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42.
Báo cáo rõ về nguyên nhân chưa tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc
Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, khi đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết 42, Chính phủ đã kiến nghị một số nội dung để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, song đến nay Chính phủ vẫn tiếp tục nêu 6 nhóm vấn đề khó khăn, vướng mắc.
Ngoài vướng mắc liên quan đến đăng ký thay đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã được xử lý theo Thông tư số 09/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì các khó khăn, vướng mắc khác, đến nay các tổ chức tín dụng và các cơ quan liên quan vẫn tiếp tục kiến nghị xử lý.
Cụ thể là các khó khăn, vướng mắc về: Mua, bán nợ xấu của tổ chức mua, bán nợ xấu; quyền thu giữ tài sản bảo đảm; thủ tục rút gọn; xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản; thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm; hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự; phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; phối hợp trong công tác thi hành án dân sự.
Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ báo cáo rõ về nguyên nhân chưa tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc cũng như thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Kinh tế tại báo cáo năm 2020.
Ngoài ra, ông Thanh lưu ý, Chính phủ chỉ đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 thêm 2 năm (đến 15/8/2024) nhưng không đề xuất điều chỉnh, bổ sung điều gì.
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế tán thành kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết 42 trong 2 năm và đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung 2 nội dung.
Đó là bổ sung phạm vi áp dụng là các khoản nợ được hình thành sau ngày 15/ 8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.
Đồng thời, bổ sung đối tượng áp dụng các cơ chế xử lý nợ xấu tại Nghị quyết là là Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC), trực thuộc Bộ Tài chính, tương tự như VAMC.
Thu Hằng
Hậu quả nghiêm trọng rình rập từ những cơn sốt đất
Sốt giá bất động sản luôn rình rập gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ là lạm phát, khủng hoảng tiền tệ hay tài chính, cao hơn là khủng hoảng kinh tế.下一篇:Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
相关文章:
- 9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- Vụ thuốc ung thư Vinaca: Bắt Giám đốc Công ty TNHH Hồng An Phong
- PTT Vũ Đức Đam chia sẻ 'hành trang' để theo đuổi đam mê khoa học
- Đáp án môn Địa lý mã đề 316, 317, 318, 319, 320 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- Nam Định: Sập giàn giáo xây dựng, ít nhất 2 người thương vong
- Xét xử BS Lương: Chiều nay tòa tuyên án, Bộ Y tế đề nghị tuyên vô tội
- Mê Linh: Xe bồn húc bay “xế hộp” lên dải phân cách
- Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- Đáp án môn Toán mã đề 101, 102, 103, 104, 105 THPT Quốc gia 2018
相关推荐:
- Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- Hà Nội thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị từ 8/2018
- Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu truy bắt đối tượng chủ mưu gây rối ở Bình Thuận
- Đo lường Việt Nam trước sự thay đổi về đơn vị đo lường quốc tế SI
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Lật tàu chở 400 hành khách ở Thanh Hóa: Nguyên nhân do đâu?
- Đáp án môn Lịch sử mã đề 309 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- Giải cứu hang động ở Thái Lan: FIFA mời toàn bộ thành viên đội bóng xem trận chung kết
- BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- Hà Nội: Bắt khẩn cấp tài xế taxi tông nhân viên an ninh sân bay Nội Bài
- Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- “Trợ lý ảo” VAV
- Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- “Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng