发布时间:2025-01-11 13:55:37 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Tham dự buổi làm việc còn có bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN); lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính,ộtrưởngBộTàichínhHồĐứcPhớclàmviệcvớiNgânhàbxh vdqg na uy UBCKNN; lãnh đạo Sở GDCK Việt Nam (VNX), Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở GDCK Hà Nội (HNX); lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
Buổi làm việc còn có sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã cảm ơn ông Masahiko Kato và các cán bộ của Ngân hàng Mizuho dành thời gian đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam.
Bộ trưởng cho biết, mục đích chuyến công tác lần này của đoàn là nhằm góp phần hiện thực hoá các mục tiêu của Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nhật Bản, vừa mới được nâng cấp tháng 11/2023. Bộ trưởng cũng thông tin tới các lãnh đạo của Ngân hàng Mizuho về Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản tổ chức vào sáng 12/3. “Đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư giữa hai nước có thể kết nối, trao đổi góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu tư, thương mại giữa hai quốc gia” – Bộ trưởng nói.
Ngoài sự kiện hội nghị xúc tiến đầu tư, đoàn công tác của Bộ Tài chính còn có các cuộc làm việc quan trọng với các cơ quan chính phủ, các tổ chức có liên quan của Nhật Bản.
|
Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng cũng thông tin sơ bộ về tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong năm qua.
Theo đó, năm 2023, tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,05% là một nỗ lực cố gắng lớn trong bối cảnh khó khăn chung của toàn cầu. Quản lý nợ công cũng là một điểm sáng của Việt Nam khi nợ công chỉ chiếm khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần 60% Quốc hội đề ra. Do vậy, Việt Nam còn nhiều dư địa để thu hút nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển.
Bộ trưởng cũng cho biết, Nhật Bản là nhà tài trợ vốn ODA song phương lớn nhất vào Việt Nam. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 nước là 45 tỷ USD. “Chúng tôi hoan ngênh Mizuho đã đầu tư vào Vietcombank – đây là ngân hàng hàng đầu Việt Nam cả từ thương hiệu, chất lượng, quản trị và lợi nhuận. Do vậy, hợp tác của Mizuho với Vietcombank là rất hiệu quả và đúng đắn” – Bộ trưởng nói.
Về TTCK, Bộ trưởng cho rằng, mặc dù mới thành lập đến nay được 25 năm, nhưng thị trường đã có sự phát triển nhanh và ngày càng minh bạch, bền vững hơn. Tính tới cuối tháng 2/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu đã đạt gần 270 tỷ USD, tương đương gần 63% GDP ước tính năm 2023; thị trường có hơn 1.600 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết và đăng ký giao dịch trên các sở GDCK. Số lượng nhà đầu tư tăng trưởng mạnh mẽ với 7,4 triệu tài khoản chứng khoán, tương đương 7,2% dân số.
Cũng tại buổi tiếp, ông Masahiko Kato – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Mizuho, cho biết Việt Nam là một trong những thị trường chiến lược của Mizuho, thông qua hợp tác đầu tư với Vietcombank. Sự hợp tác chặt chẽ, hiệu của tại Vietcombank sẽ tạo cầu nối hiệu quả cho dòng vốn từ Mizuho tới các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Nhật Bản xem Việt Nam là điểm đến hấp dẫn. Ở Nhật Bản có nhiều doanh nghiệp mong muốn được mở rộng quy mô đầu tư vào Việt Nam và Mizuho luôn đồng hành hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp này.
Toàn cảnh buổi làm tại Ngân hàng Mizuho. |
Liên quan đến việc cung cấp tín dụng xanh cho lĩnh vực năng lượng, lãnh đạo Mizuho cho biết, Ngân hàng Mizuho luôn sẵn sàng và sẽ làm việc cụ thể hơn với Vietcombank để có thể cung cấp tín dụng xanh theo tiêu chuẩn ESG.
“Chúng tôi cũng mong muốn cùng Bộ Tài chính triển khai các dự án cụ thể hơn, chẳng hạn như việc hỗ trợ nâng hạng xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam” – ông Masahiko Kato nói thêm.
"Việt Nam cần nguồn vốn rất lớn để đầu tư phát triển, bao gồm các nguồn tài chính quốc tế và dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như các nguồn tài chính trong nước để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt các nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu đã được chính phủ Việt Nam cam kết tại COP26 về đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vì vậy, nguồn lực và nhu cầu để triển khai các dự án về chuyển đổi năng lượng, điện gió, điện mặt trời, năng lượng hydro, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là rất lớn" - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc. |
Chia sẻ thông tin với lãnh đạo Mizuho, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay, hiện nay, tỷ lệ nợ công của Việt Nam chỉ khoảng 37%, nên cơ hội để huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn nhiều dư địa. Bộ trưởng cũng cho biết, Việt Nam dự kiến sẽ triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, với số vốn khoảng 67 tỷ USD. Dự án này dự kiến sẽ khởi công vào năm 2027; hoàn thành giai đoạn 1 khoảng 800 km vào 2032; hoàn thành toàn bộ trước 2040. Dự án dự kiến huy động vốn nước ngoài khoảng 30%, còn lại là vốn trong nước.
“Chúng tôi cũng sẽ làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao và JICA về nội dung này; đồng thời sẽ để xuất hỗ trợ chuyên gia làm việc làm việc trực tiếp tại Việt Nam nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Nhật Bản trong thời gian tới” – Bộ trưởng nói thêm.
Bộ trưởng cũng cho biết, Việt Nam đang tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoại. Riêng các vấn đề về lĩnh thuế và hải quan, hàng năm Bộ Tài chính đều tổ chức các hội nghị để trao đổi, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó có cả nhà đầu tư Nhật Bản.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc (bên phải) trao quà lưu niệm cho ông Masahiko Kato - Chủ tịch Ngân hàng Mizuho. |
Thông tin thêm với lãnh đạo Mizuho, Bộ trưởng cho biết thêm, Việt Nam cần nguồn vốn rất lớn để đầu tư phát triển, bao gồm các nguồn tài chính quốc tế và dòng vốn đầu tư nước ngoài, cũng như các nguồn tài chính trong nước để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt các nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu đã được Chính phủ Việt Nam cam kết tại COP26 về đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vì vậy, nguồn lực và nhu cầu để triển khai các dự án về chuyển đổi năng lượng, điện gió, điện mặt trời, năng lượng hydro, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là rất lớn.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Ngân hàng Mizuho và các thành viên trong đoàn công tác. |
Việc hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường vốn cũng là một trong những trọng tâm thúc đẩy để hỗ trợ cung cấp vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, cho nền kinh tế. Trên thị trường vốn, Bộ Tài chính cũng khuyến khích các doanh nghiệp phát hành các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững, đặc biệt là trái phiếu xanh, trái phiếu khí hậu để huy động vốn tài trợ cho các dự án xanh, dự án chuyển đổi năng lượng, dự án thân thiện với môi trường.
“Bởi vậy, Việt Nam cần có sự kết hợp đồng bộ của các nguồn lực công - tư và các nguồn vốn ưu đãi... để tạo điều kiện về mặt kỹ thuật và tài chính cho lộ trình phát triển mới. Chúng tôi mong muốn, Mizuho sẽ cùng cộng tác với các đối tác Việt Nam để cung cấp các nguồn vốn có chất lượng, đặc biệt là nguồn vốn phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, các dự án chuyển đổi điện, chuyển đổi năng lượng” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kỳ vọng Mizuho tiếp tục quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam; đồng thời, mời Chủ tịch Mizuho sắp xếp thời gian sang thăm và làm việc với Bộ Tài chính./.
相关文章
随便看看