【bxh h2 anh】“Đánh thức” tiềm năng điện gió ngoài khơi

作者:Thể thao 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 08:09:52 评论数:
Ngày Năng lượng Việt Nam – Đức: Cụ thể hoá hợp tác năng lượng bền vững Việt Nam – CHLB Đức: Tăng cường hợp tác phát triển năng lượng

Cùng tham gia BETD 2022 có ông Kristoffer Bottzauw - Tổng giám đốc Công ty Danish Energy Agency đến từ Đan Mạch; bà Amisha Patel - Trưởng phòng quan hệ công chúng và chính sách,Đánhthứctiềmnăngđiệngióngoàikhơbxh h2 anh Công ty Mainstream Renewable Power; bà Vera Brenzel - Giám đốc quan hệ công chúng và truyền thông, Công ty TenneTT.

“Đánh thức” tiềm năng điện gió ngoài khơi

Tiềm năng dồi dào

Hiện nay, các đại dương đang chiếm gần 70% bề mặt trái đất, nhưng năng lượng ven biển vẫn chưa được khai thác. Ví dụ, tiềm năng kỹ thuật của điện gió ngoài biển ước tính khoảng 420.000 TWh mỗi năm trên toàn thế giới. Con số này đủ để đáp ứng mức tiêu thụ điện toàn cầu ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn ở rất xa con số này.

Trước thực trạng đó, các diễn giả tại phiên đối thoại đã cùng nhau thảo luận về vấn đề làm thế nào để đảm bảo việc triển khai rộng rãi các công nghệ năng lượng ven biển.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực ASEAN, kèm theo tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng nhanh. Điều này đỏi hỏi ngành năng lượng và điện lực cần có sự phát triển mang tính tiên phong, làm tiền đề và tạo ra môi trường đủ điều kiện cần cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Tại COP26 ở Glasgow năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cam kết rằng Việt Nam sẽ đạt mục tiêu không phát thải carbon ròng vào năm 2050. Việt Nam hiện đặt mục tiêu sẽ đưa 18 GW công suất gió bổ sung vào năm 2030. Phiên thảo luận đã đặt câu hỏi, gió ngoài biển sẽ đóng vai trò gì để đạt được mục tiêu này? Việt Nam có kế hoạch thu hút các nhà đầu tư như thế nào đối với các dự án điện gió ngoài biển trong thời gian tới? Có bất kỳ chương trình hỗ trợ công cộng nào đã được áp dụng cho các dự án gió ngoài biển không?

Thứ trưởng Đặng Hoàng An chia sẻ, bằng tuyên bố về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP 26), Việt Nam đã thể hiện rõ quyết tâm tiếp tục, kiên trì thực hiện các mục tiêu chuyển dịch nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính...

Bên cạnh đó, với vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thuận lợi, có bờ biển dài, Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn cho phát triển điện gió ngoài khơi. Tổng công suất tiềm năng của Việt Nam lên tới 158 GW, phân bổ chủ yếu ở phía Nam và Nam Trung bộ khoảng 140 GW và phần còn lại khoảng 18 GW là ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Việt Nam nhận định, phát triển điện gió ngoài khơi có ý nghĩa lớn vì có thể kết hợp các mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội, an ninh năng lượng, công nghiệp hóa với phát thải các-bon thấp hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050.

Theo dự thảo mới nhất của Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam, dự kiến đến năm 2030 sẽ phát triển khoảng 16.121 MW điện gió trên bờ và gần bờ và khoảng 7.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Tỷ trọng điện gió chiếm khoảng 15,8% tổng công suất hệ thống, trong đó điện gió ngoài khơi là 4,8%.

Giai đoạn trước, Việt Nam đã áp dụng cơ chế giá FIT để khuyến khích phát triển các loại hình năng lượng tái tạo bao gồm cả điện gió ngoài khơi. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang hoàn thiện các khung pháp lý cần thiết để tiến hành lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án theo các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và các quy định khác có liên quan.

Việt Nam dành nhiều ưu tiên cho nhà đầu tư

Trả lời cho câu hỏi, cần xác định những ưu tiên nào để mở đường hiệu quả cho năng lượng ven biển hơn trong thời gian tới? Đồng thời, đâu là đòn bẩy chính có thể mở ra tiềm năng đầy đủ của các năng lượng tái tạo ven biển như năng lượng gió, sóng hoặc thủy triều ngoài biển? Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng gió ngoài khơi nhiều tiềm năng này, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện các cơ sở pháp lý và chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự án.

Cơ sở pháp lý cho vấn đề này bao gồm: Quy hoạch nguồn năng lượng gắn với quy hoạch không gian biển; Hoàn chỉnh khung pháp lý về đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới cơ chế thị trường cạnh tranh; Hoàn chỉnh quy trình, thủ tục về khảo sát đáy biển, giao khu vực biển; Nghiên cứu và đầu tư cơ sở hạ tầng lưới điện tích hợp nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng xây dựng kế hoạch phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cảng biển, hạ tầng giao thông phục vụ vận chuyển, lắp đặt thiết bị, thi công công trình; Tăng cường năng lực sản xuất, cung ứng thiết bị và dịch vụ trong nước; Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý và kỹ thuật; Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về công nghệ, thiết bị, khảo sát, thiết kế, vận chuyển… đảm bảo hiệu quả quản lý và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, do điện gió ngoài khơi là công nghệ mới tại Việt Nam, cho đến nay Việt Nam chỉ có các dự án gió trên đất liền và gần bờ, vì vậy Việt Nam rất cần có hỗ trợ nhiều hơn từ các đối tác quốc tế, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ để trong tương lai gần Việt nam có thể chủ động xây dựng, triển khai dự án điện gió ngoài khơi.

Trong thời gian vừa qua, có nhiều tổ chức quốc tế, đối tác phát triển (như Hoa Kỳ, Đan Mạch, Vương quốc Anh, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ), Cơ quan hợp tác Nhật Bản (JICA)... đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện các nghiên cứu đánh giá tiềm năng, chia sẻ các kinh nghiệm và bài học thực tế về phát triển điện gió nói chung và điện gió ngoài khơi. Do đó, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của quốc tế cả về kiến nghị hoàn thiện chính sách cũng như chuyển giao công nghệ, các giải pháp khả thi để có thể gia tăng tỷ lệ năng lượng gió trong các quy hoạch phát triển điện lực và năng lượng quốc gia.