当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả bóng đá hôm nay indonesia】Làm gì để đa dạng hoá chuỗi cung ứng?

Việt Nam vươn lên trở thành nhân tố chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu Hợp tác chặt chẽ công tư thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững Đa dạng nguồn cung ứng để doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Liên kết, gia nhập chuỗi cung ứng để doanh nghiệp gia tăng năng lực, vị thế trên thị trường quốc tế. 	Ảnh: H.Dịu
Liên kết, gia nhập chuỗi cung ứng để doanh nghiệp gia tăng năng lực, vị thế trên thị trường quốc tế. Ảnh: H.Dịu

Lĩnh vực công nghiệp vẫn ở vùng “đáy” trong “đường cong nụ cười”

Một thực tế gần đây cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong thu hút đầu tư của các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Singapore… Nhiều nhà đầu tư đã đến Việt Nam tìm hiểu nhưng sau đó vì nhiều lý do lại quyết định đầu tư ở thị trường khác. Đây là điều rất đáng tiếc, nhưng cũng phải nhìn nhận vào thực tế thị trường trong nước khi còn nhiều vấn đề về chuỗi cung ứng chưa được như các nhà đầu tư kỳ vọng.

Chia sẻ tại diễn đàn kinh doanh về đa dạng hoá chuỗi cung ứng mới đây, theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, Việt Nam đang có khoảng 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đang cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường. Tuy nhiên trong số khoảng 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ này, theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), có khoảng 100 doanh nghiệp trong nước là nhà cung ứng cấp một cho các tập đoàn đa quốc gia, khoảng 700 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp hai, cấp ba…

Trong khi đó, các doanh nghiệp phản ánh vẫn còn nhiều điểm nghẽn trong quá trình gia nhập chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, ngoài các yêu cầu về trình độ công nghệ, quy trình quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng, áp lực đối với các doanh nghiệp trong nước còn đến từ yêu cầu phải đảm bảo tiến độ và chất lượng giao hàng khắt khe, phải chịu sự giám sát chặt chẽ của người mua, các doanh nghiệp đầu chuỗi hay ở vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng, phải chịu sự đánh giá và kiểm soát thường nhật theo các tiêu chuẩn khắt khe của các công ty đầu chuỗi với những yêu cầu tối ưu hóa quá trình sản xuất tính theo ngày, không phải theo tháng.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) còn nêu một thực tế không mấy “vui”, đấy là trong giá trị “đường cong nụ cười” của chuỗi cung ứng toàn cầu, lĩnh vực công nghiệp điện tử Việt Nam nói riêng và công nghiệp chế biến chế tạo nói chung vẫn đang ở vùng “đáy”, tập trung vào phần sản xuất và chưa tham gia vào các công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao hơn như logistics thu mua, logistics phân phối…

Hơn nữa, mặc dù Việt Nam đã thành công trong thu hút FDI và hình thành chuỗi cung ứng nhưng những yếu tố như khung pháp lý và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển ngành công nghiệp điện tử vẫn còn nhiều thách thức. Theo bà Hương, một số lợi thế đang trở thành thách thức như nguồn lao động không còn dồi dào; tác động từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới gây sức ép về sản xuất xanh, sạch; các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) ngày càng gia tăng các quy định khó khăn, tạo rào cản cho doanh nghiệp...

Từ góc độ của các doanh nghiệp ngành lâm sản về vấn đề liên kết trong chuỗi cung ứng, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nêu ví dụ, có doanh nghiệp tìm được đối tác xuất khẩu tại thị trường châu Phi, Nam Mỹ nhưng phải liên kết với các nhà cung ứng tại Brazil đưa sản phẩm tới Nam Mỹ mà hiệu quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Hơn nữa, ngành gỗ đang có xu hướng tạo nguồn cung thân hữu. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp xuất khẩu sang EU đang được yêu cầu cung cấp sản phẩm sơ chế sang một số nước Đông Âu để làm thành phẩm rồi mới phân phối sang các nước EU. Thị trường Mỹ cũng vậy, họ muốn sản xuất đồ gỗ từ một số nước lân cận rồi đưa sang thị trường Mỹ để vận chuyển dễ dàng hơn.

Ông Ngô Sỹ Hoài cho hay, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang khá lúng túng trước xu thế này bởi chưa có doanh nghiệp đủ mạnh để liên kết, đưa sản phẩm sơ chế, nguyên liệu sang nước khác như vậy.

Làm gì để đa dạng hoá chuỗi cung ứng?

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ

Trước những thực trạng nêu trên, các chuyên gia cho rằng, việc gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc nhiều vào nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp dù ở quy mô nào cũng phải nhanh nhạy, lên kế hoạch dài hơi để chuẩn bị cho bước chuyển mình, nắm bắt các xu thế mới… tạo thế mạnh cạnh tranh khi tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy vậy, chuyên gia kinh tế TS. Lê Duy Bình nhận định, những nỗ lực tự thân đó sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều nếu như bao gồm cả các điều kiện về thể chế, chính sách với một môi trường thể chế và môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn và thông thoáng để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư về công nghệ, đổi mới sáng tạo.

“Để đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật và các yêu cầu về thời gian giao hàng, rõ ràng các doanh nghiệp cần được sự hỗ trợ bởi các quy định pháp luật thuận lợi liên quan đến nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị, về kiểm tra chuyên ngành, thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, các thủ tục hành chính có liên quan…”, ông Bình bày tỏ.

Hơn nữa, để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, việc ứng dụng các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị), CSR (trách nhiệm xã hội), mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đến nay không còn là lựa chọn nữa mà đã trở thành con đường tất yếu đối với các doanh nghiệp trong nước. Do vậy, theo ông Lê Duy Bình, các doanh nghiệp cần được đào tạo và hỗ trợ, xây dựng năng lực để tuân thủ các quy tắc về ứng xử, quy định và tiêu chuẩn, đồng thời cần phát triển các công cụ kỹ thuật số để tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc và thu thập dữ liệu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đặc biệt, các doanh nghiệp kiến nghị, để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu cần có sự đổi mới trong cách tiếp cận về hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng trọng tâm, trọng điểm hơn nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể, ưu tiên về góc độ phát triển doanh nghiệp hiện nay. Chẳng hạn như cho phép thử nghiệm các cơ chế về công nghệ số, phát triển ngành bán dẫn…

Ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công thương, Bộ Công Thương: Bốn Định hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Làm gì để đa dạng hoá chuỗi cung ứng?

Khó khăn trong quá trình thực thi đa dạng hoá chuỗi cung ứng như: chưa có những cơ chế, chính sách riêng khuyến khích phát triển logistics xuất khẩu; các chính sách về nguồn lực cần thiết để phát triển xuất khẩu còn thiếu hụt; sản xuất nguyên liệu, thiết kế, phân phối chưa đồng bộ; chuỗi sản xuất, xuất khẩu còn gặp vướng mắc theo các quy định của pháp luật hiện hành; nhận thức và năng lực thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu từ phía các doanh nghiệp cũng là hạn chế.

Do vậy, cần định hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập sâu và giá trị hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thứ nhất, tổ chức các hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại, đầu tư, phát triển thị trường, đa dạng hóa hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu. Thứ hai, xây dựng và phát triển các thương hiệu; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về lao động, môi trường… trong các FTA. Thứ ba, nâng cao áp dụng quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại. Thứ tư, xây dựng hàng rào kỹ thuật như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhập khẩu, kiện chống bán phá giá, đánh thuế môi trường... để bảo vệ sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR): Xây dựng liên kết giữa doanh nghiệp

Làm gì để đa dạng hoá chuỗi cung ứng?

Việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất là rất cần thiết với doanh nghiệp. Cần tăng cường chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư đổi mới công nghệ, nhất là công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng và chuyển dịch năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, tích hợp xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm với các xu thế thương mại và sản xuất toàn cầu hóa.

Việc khẳng định tên thương hiệu và làm rõ các sản phẩm “Made in Vietnam” là điều cần thiết trong bối cảnh phân cực hiện nay. Đồng thời, cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng ESG trong quản trị doanh nghiệp. Cùng với đó cần xây dựng liên kết giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp FDI để đáp ứng các chuẩn mực và vượt qua rào cản mới trong thương mại quốc tế, trong đó hợp tác liên kết trong chuỗi cung ứng theo hướng nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ tiên tiến sẽ góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng hiệu quả.

Bà Bùi Thị Việt Lâm, đại diện quốc gia tại Việt Nam của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC): Chính sách cần đồng bộ và đột phá

Làm gì để đa dạng hoá chuỗi cung ứng?

Khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ gặp lãnh đạo Chính phủ đều khẳng định Việt Nam đang nổi lên là điểm đến, là nơi thu hút các nhà đầu tư Hoa Kỳ và có cơ hội phát triển thành hub (trung tâm kết nối) của khu vực về công nghệ cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không thể tự làm một mình, doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế không thể so sánh với các “gã khổng lồ”. Ví dụ như các thành viên trong chuỗi giá trị của Apple hiện chưa có nhiều doanh nghiệp Việt nên cần có chính sách đồng bộ, thậm chí đột phá, nhất là khi các quốc gia xung quanh có chính sách mạnh mẽ và táo bạo.

Bình Nam (ghi)

分享到: