Tiên Y miếu được xây dựng dưới thời vua Gia Long và sau nhiều lần thay chuyển địa điểm,ắnkếtpháttriểnytếdulịtrận đấu al feiha gặp al-nassr cuối cùng tọa lạc ở đường Lương Y, thuộc phường Thuận Lộc, TP. Huế cho đến ngày nay. Tiên Y miếu thuộc hàng Quốc miếu, được sắc phong: “Hoàng triều sắc tứ Đông y thượng đẳng Lương y đệ nhất tôn thần” và do triều đình quản lý. Nói đến Tiên Y miếu trên đất Cố đô là nhắc đến truyền thống xem trọng và tôn vinh nghề y của dân tộc ta nói chung, người dân Huế nói riêng.
Là kinh đô một thời, Huế có Thái y viện triều Nguyễn, cơ quan y tế cấp trung ương hình thành từ thời Gia Long và hoàn chỉnh dưới thời vua Minh Mạng. Thái y viện có tổ chức quy mô và hoạt động nghiêm cẩn. Nhiệm vụ chính của Thái y viện là chăm sóc sức khỏe cho vua, hoàng gia, nội cung, các đại quan tại kinh…
Tìm hiểu về sự ra đời của làng La Khê (xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc), chúng tôi được biết, khai canh của làng là ông Lê Văn Vinh thuộc đời thứ 9 dòng họ Lê Văn ở làng La Khê Bột (xã Hương Vinh, Hương Trà). Sinh thời, ông Lê Văn Vinh là một lương y rất giỏi, chuyên về bệnh đậu mùa. Nghe danh ông, vua Tự Đức đã cho triệu vào cung để điều trị cho đức vua. Trên đường trở về, nhận thấy dân chúng nghèo khổ, ông đã kêu gọi họ theo ông đi ngược sông Truồi và được phép của triều đình khai hoang lập ấp và đặt tên đất mới cũng là La Khê (La Khê Truồi). Người em là ông Lê Văn Trinh, ông nội cố của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cũng là một danh y và hiện nay, lăng mộ của họ đều còn nguyên vẹn ở xã Lộc Hòa.
Vượt lên ý nghĩa của những công trình y học, Tiên Y miếu hay Thái Y viện triều Nguyễn đã trở thành những thiết chế văn hóa đặc sắc, góp phần tạo nên những giá trị lớn lao cho di sản Huế. Chuyện về khai canh của làng La Khê là một danh y lại cho thấy hình ảnh người thầy thuốc thật gắn bó với các làng quê Huế. Không phải ngẫu nhiên mà Thừa Thiên Huế trở thành cái nôi và là trung tâm y tế của cả nước, tiếp tục sau này là những thiết chế bổ sung mang tầm quốc gia với sự xuất hiện của Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam và của cả xứ Đông Dương vào năm 1894 hay Trường đại học Y dược Huế có bề dày truyền thống 60 năm hình thành và phát triển. Đó là vấn đề mang tính lịch sử và truyền thống của cả một vùng đất. Và, người Huế tự hào về những người con quê hương là các bậc danh y thời hiện đại, như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ…
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV khẳng định, gắn kết phát triển du lịch với văn hóa, y tế và giáo dục - đào tạo là 1 trong 9 nhiệm vụ nhằm thực hiện mục tiêu tập trung phát triển mạnh du lịch, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...
Nghị quyết cũng nêu rõ về sự cần thiết xây dựng các tour, tuyến kết hợp tham quan di sản văn hóa với khám chữa bệnh cho du khách...
Nếu mối quan hệ gắn bó giữa y tế và văn hóa mang tính truyền thống, có bề dày lịch sử lâu đời thì sự gắn kết giữa y tế với du lịch lại là câu chuyện mới đặt ra đối với Thừa Thiên Huế trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Ai từng đến nhiều hiệu thuốc dân tộc ở Quảng Châu, Côn Minh, Đông Hưng… đặc biệt là Nhà thuốc Đồng Nhân Đường ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) nườm nượp khách du lịch tham quan và bốc thuốc, sẽ cảm thấy hứng khởi vô cùng về viễn cảnh Thái Y viện triều Nguyễn được phục hồi ở Huế. Đó là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự gắn kết phát triển tuyệt vời giữa du lịch và y học. Còn về tương lai, hy vọng với tư duy và cách làm mới, sự kết hợp này sẽ là hướng đi “hai trong một”, vừa góp phần phát huy các giá trị di sản văn hóa Huế, vừa là cơ hội để sự nghiệp y tế Thừa Thiên Huế có sự phát triển mang tính đột phá.
ĐAN DUY